Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Đăk Lăk năm học 2011 - 2012 môn Hóa học (Có đáp án)

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 10/11/11.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang05/21/Dethi-HSG-L12-DakLak-2012-Hoa.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Đăk Lăk năm học 2011 - 2012 môn Hóa học (Có đáp án) - Sở GD&ĐT Đăk Lăk

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    ĐẮK LẮK
    (Đề thi chính thức)

    [/TD]
    [TD]
    KỲTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
    CẤP TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012
    Ngày thi: 10/11/2011

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    MÔN THI: HÓA HỌC
    Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Câu 1: (2,5 điểm)
    1. Cho 3 nguyên tố X, Y, Z (ZX < ZY < ZZ). X, Y cùng một nhóm A ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn; Y, Z là hai nguyên tố kế cận nhau trong một chu kì; Tổng số proton trong hạt nhân X, Y là 24. Xác định bộ bốn số lưỡng tử của electron sau cùng trong các nguyên tử X, Y, Z.
    2. Cho độ đặc khít của mạng tinh thể lập phương tâm khối là ρ = 68 %. Từ đó hãy tính khối lượng riêng của nguyên tử Natri theo g/cm[SUP]3[/SUP], biết Natri kết tinh có dạng tinh thể lập phương tâm khối và bán kính hiệu dụng của nguyên tử Natri bằng 0,189 nm
    Câu 2: (1,5 điểm)
    1. Thêm 100 ml HCl vào hỗn hợp KIO[SUB]3[/SUB] và KI dư chuẩn độ iôt giải phóng ra thì hết 10,5 ml Na[SUB]2[/SUB]S[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB] 0,01054M. Viết phương trình hóa học ở dạng ion rút gọn và cân bằng phản ứng theo phương pháp cân bằng ion electron. Tính nồng độ dung dịch HCl?
    2. Trộn x mol tinh thể CaCl[SUB]2[/SUB].6H[SUB]2[/SUB]O vào A lít dung dịch CaCl[SUB]2[/SUB] có nồng độ B mol/l và khối lượng riêng là D[SUB]1[/SUB] g/l ta thu được V lít dung dịch CaCl[SUB]2[/SUB] có nồng độ mol/l là C và có khối lượng riêng là D[SUB]2[/SUB] (g/l).
    Hãy tính giá trị của x theo A, B, C, D1, D2.
    Câu 3: (2,0 điểm)
    1. Hằng số cân bằng của phản ứng điều chế NH[SUB]3[/SUB]: N[SUB]2[/SUB] + 3H[SUB]2[/SUB] -> 2NH[SUB]3[/SUB] ở 500[SUP]o[/SUP]C bằng 1,5.10[SUP]-5[/SUP] atm[SUP]-2[/SUP]. Tính xem có bao nhiêu phần trăm hỗn hợp ban đầu (N[SUB]2[/SUB] + 3H2) đã chuyển thành NH[SUB]3[/SUB], nếu phản ứng được thực hiện ở 500 atm, 1000 atm. Cho nhận xét về kết quả
    2. Cho độ biến thiên nồng độ chất phản ứng theo thời gian được biểu diễn theo bảng như sau:
    [​IMG]
    Tính tốc độ tức thời của phản ứng tại giây thứ 20.
    Câu 4: (1,5 điểm)
    1. Tính nhiệt sinh chuẩn (ΔH[SUP]0[/SUP][SUB]298.s[/SUB]) của CH[SUB]4[/SUB] (K). Biết rằng năng lượng liên kết H – H trong H[SUB]2[/SUB] là 436 kJ.mol[SUP]-1[/SUP]; năng lượng liên kết trung bình C – H trong CH[SUB]4[/SUB] là 410 kJ.mol[SUP]-1[/SUP] và nhiệt nguyên tử hóa H0a của Cgr (K) là: ΔH[SUP]0[/SUP][SUB]a [/SUB]= 718,4 kJ.mol[SUP]-1[/SUP]. Các giá trị đều xác định ở điều kiện chuẩn.
    2. Sự phân hủy N[SUB]2[/SUB]O[SUB]5[/SUB] theo phản ứng: N[SUB]2[/SUB]O[SUB]5[/SUB] →N[SUB]2[/SUB]O[SUB]4[/SUB] + ½ O[SUB]2[/SUB] có bậc động học bằng 1. Ở 25[SUP]0[/SUP]C, hằng số tốc độ bằng 10[SUP]-3[/SUP] phút [SUP]-1[/SUP]. Ở nhiệt độ này người ta cho vào bình phản ứng khí N[SUB]2[/SUB]O[SUB]5[/SUB] dưới áp suất = 25.10[SUP]3[/SUP] Pa. Hỏi sau 2 giờ áp suất riêng của N[SUB]2[/SUB]O[SUB]4[/SUB] và của O[SUB]2[/SUB] là bao nhiêu?
    Câu 5: (2,5 điểm)
    1. Khi thêm NaOH vào dung dịch CuSO[SUB]4[/SUB] thì tạo ra kết tủa Cu[SUB]x[/SUB](OH)[SUB]y[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]z[/SUB]. Để làm kết tủa hoàn toàn ion Cu[SUP]2+[/SUP] chứa trong 25 ml CuSO[SUB]4[/SUB] 0,1M cần 18,75 ml NaOH 0,2M.
    - Xác định tỉ số mol Cu[SUP]2+[/SUP]/OH[SUP]-[/SUP] trong kết tủa
    - Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong Cu[SUB]x[/SUB](OH)[SUB]y[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]z[/SUB]
    - Viết phương trình hóa học xảy ra.
    2. Một pin được cấu tạo bởi 2 điện cực, điện cực thứ nhất gồm một thanh đồng nhúng trong dung dịch Cu[SUP]2+[/SUP] có nồng độ 10[SUP]-2[/SUP]M; điện cực thứ hai gồm 1 thanh Cu nhúng trong dung dịch phức [Cu(NH[SUB]3[/SUB])[SUB]4[/SUB]][SUP]2+[/SUP] 10[SUP]-2[/SUP]M. Suất điện động của pin ở 25[SUP]0[/SUP]C là 38 mV. Tính nồng độ mol/l của ion Cu[SUP]2+[/SUP] trong dung dịch ở điện cực âm và tính hằng số bền của phức chất [Cu(NH[SUB]3[/SUB])[SUB]4[/SUB]][SUP]2+[/SUP]. Biết K[SUB]a,NH4+[/SUB] = 10[SUP]-9,2[/SUP].
    Câu 6: (3,0 điểm)
    A là mẫu hợp kim Cu – Zn. Chia mẫu hợp kim đó thành 2 phần bằng nhau:
    - Phần 1 hòa tan bằng dung dịch HCl dư thấy còn lại 1 gam không tan.
    - Phần 2 luyện thêm 4 gam Al vào thì thấy thu được mẫu hợp kim B trong đó hàm lượng phần trăm của Zn nhỏ hơn 33,33 % so với hàm lượng Zn trong mẫu hợp kim A.
    a) Tính hàm lượng % của Cu trong mẫu hợp kim A, biết rằng khi ngâm mẫu hợp kim B vào dung dịch NaOH thì sau một thời gian khí bay ra đã vượt quá 6,0 lít (đktc).
    b) Từ hợp kim B muốn có hợp kim C chứa 20% Cu; 50% Zn và 30% Al thì phải luyện thêm các kim loại với lượng như thế nào?
    Câu 7: (2,0 điểm)
    1. Hiđrocacbon A có d[SUB]A/O2[/SUB]= 2,5. Xác định công thức cấu tạo của A biết 1 mol [​IMG]2mol CO[SUB]2[/SUB] + 2 mol axit oxalic. A có đồng phân hình học không? Nếu có hãy viết các đồng phân hình học của A và gọi tên A.
    2. Đề hiđrô hóa 1 mol ankan A thu được 1 mol hiđrocacbon B không no, thực hiện phản ứng ozon phân B cho ra 1 mol anđehit maleic và 2 mol anđehit fomic. Xác định công thức cấu tạo của hiđrocacbon A và B.
    Câu 8: (2,0 điểm)
    1. Hợp chất X có công thức phân tử C[SUB]9[/SUB]H[SUB]10[/SUB]O[SUB]2[/SUB] phản ứng với dung dịch NaHCO[SUB]3[/SUB] giải phóng khí CO[SUB]2[/SUB]. X không làm mất màu dung dịch nước brom. X không phản ứng với CH[SUB]3[/SUB]OH khi có mặt H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] đặc. Khi cho H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] đặc vào X sau đó cho hỗn hợp vào CH[SUB]3[/SUB]OH đã được làm lạnh thì thu được hợp chất B có công thức phân tử C[SUB]10[/SUB]H[SUB]12[/SUB]O[SUB]2[/SUB]. Hãy viết công thức cấu tạo của A. Giải thích các tính chất trên của A và cơ chế phản ứng tạo thành B.
    2. Đixian là hợp chất có công thức C[SUB]2[/SUB]N[SUB]2[/SUB]. Viết CTCT của đixian, khi đun nóng đixian đến 500[SUP]0[/SUP]C thu được chất rắn A có màu đen, công thức (CN)[SUB]n[/SUB]. Viết CTCT của A.
    Câu 9: (3,0 điểm)
    1. Peptit A có phân tử khối bằng 307 và chứa 13,7% N. Khi thủy phân một phần thu được 2 peptit B, C. Biết 0,48 g B phản ứng với 11,2 ml dung dịch HCl 0,536M và 0,708 g chất C phản ứng với 15,7 ml dung dịch KOH 2,1 % (d= 1,02 g/ml). Biết các phản ứng xảy hoàn toàn và có đun nóng. Lập công thức cấu tạo của A, gọi tên các amino axit tạo thành A.
    2. Hai hợp chất thơm A và B đều có công thức phân tử C[SUB]n[/SUB]H[SUB]2n-8[/SUB]O[SUB]2[/SUB]. Hơi B có khối lượng riêng 5,447 g/l (đktc). A có khả năng phản ứng với kim loại Na giải phóng H[SUB]2[/SUB] và có phản ứng tráng gương. B phản ứng được với Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB] giải phóng khí CO[SUB]2[/SUB].
    a) Viết công thức cấu tạo của A, B.
    b) A có 3 đồng phân A1; A2; A3, trong đó A1 là đồng phân có nhiệt độ sôi nhỏ nhất. Xác định công thức cấu tạo của A1, giải thích.
    c) Viết sơ đồ chuyển hoá o-crezol thành A1; toluen thành B.
    Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Sn=118,7; I=127; Ba=137;
     
Đang tải...