Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bến Tre năm học 2009 - 2010 môn Sinh học - Có đáp án

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 12/5/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/data/file/2013/thang05/12/Dethi-HSG-L12-BenTre-2010-Sinhhoc.pdf"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bến Tre năm học 2009 - 2010 môn Sinh học - Có đáp án - Sở GD&ĐT Bến Tre

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    BẾN TRE
    (Đề thi chính thức)

    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
    CẤP TỈNH - NĂM HỌC 2009-2010

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    MÔN THI: SINH HỌC
    Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Câu 1. (2 điểm)
    So sánh sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
    Câu 2. (2 điểm)
    Thế nào là kiểu bán bảo toàn và kiểu phân tán trong cơ chế tái bản của ADN?
    Câu 3. (2 điểm)
    So sánh qui luật phân ly độc lập của Menđen và hiện tượng tương tác bổ sung giữa 2 gen không alen.
    Câu 4. (2 điểm)
    Giả sử có một dạng sống mà axit nucleic của nó chỉ có một mạch đơn gồm 3 loại nucleotit: A, U, X. Hãy cho biết:
    - Dạng sống đó là gì?
    - Số bộ ba có thể có là bao nhiêu? Gồm những loại bộ ba nào?
    - Có bao nhiêu bộ ba không chứa nucleotit loại X ?
    - Có bao nhiêu bộ ba có chứa nucleotit loại X ?
    Câu 5. (3 điểm)
    5.1. Trình bày sự khác biệt giữa mARN đã thành thục và tiền mARN trong quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực
    5.2. Một mạch gốc của một gen ở sinh vật nhân thực gồm các vùng với số đơn phân như sau:
    [​IMG]
    Xác định chiều và độ dài của mARN trưởng thành được sao từ mạch gốc trên.
    Câu 6. (3 điểm)
    6.1. Một quần thể lưỡng bội có 4 gen: gen thứ 1 và gen thứ 2 đều có 2 alen, gen thứ 3 có 3 alen, gen thứ 4 có 4 alen. Mỗi alen nằm trên 1 NST thường. Tính số kiểu gen khác nhau trong quần thể.
    6.2. Ở một loài ngẫu phối, gen qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen qui định hoa trắng. Hỏi quần thể hoa đỏ và quần thể hoa trắng, quần thể nào cân bằng? Cấu trúc di truyền của các quần thể cân bằng được viết như thế nào?
    Câu 7. ( 3 điểm)
    Trong một quần thể, xét một gen có 2 alen A và a nằm ở nhiễm sắc thể thường. Quần thể cá thể đực có p(A) = 0,8; q(a) = 0,2; quần thể cái có p(A) = 0,6;, q(a) = 0,4. Qua ngẫu phối, xác định:
    a. Tỉ lệ phân bố kiểu gen ở F[SUB]1[/SUB]?
    b. Tỉ lệ phân bố kiểu gen ở F[SUB]2[/SUB]?
    c. Tỉ lệ phân bố kiểu hình ở F[SUB]1[/SUB] trong trường hợp trội hoàn toàn?
    d. Tỉ lệ phân bố kiểu hình ở F[SUB]2[/SUB] trong trường hợp trội không hoàn toàn?
    Câu 8. (3 điểm)
    Xét 2 cặp gen, cặp thứ 1 gồm 2 alen A và a, cặp thứ 2 gồm 2 alen B và b. Cơ thể có kiểu gen AAaaBBbb được hình thành từ cơ thể ban đầu có kiểu gen AaBb. Bằng kiến thức sinh học hãy giải thích cơ chế hình thành kiểu gen AAaaBBbb và đặc điểm của cơ thể này?
     
Đang tải...