Đề thi học sinh giỏi lớp 10, 11 THPT tỉnh Hà Tĩnh năm học 2011 - 2012 môn Ngữ văn

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 2/6/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang06/02/Dethi-HSG-L1011-2012-HaTinh-Van.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi lớp 10, 11 THPT tỉnh Hà Tĩnh năm học 2011 - 2012 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    HÀ TĨNH

    (ĐỀ THI CHÍNH THỨC)
    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT
    NĂM HỌC 2011 – 2012



    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10
    Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

    Câu 1
    Chẳng ai muốn làm hành khất
    Tội trời đày ở nhân gian
    Con không được cười giễu họ
    Dù họ hôi hám úa tàn
    Nhà mình sát đường, họ đến
    Có cho thì có là bao
    Con không bao giờ được hỏi
    Quê hương họ ở nơi nào.
    ( .)
    Mình tạm gọi là no ấm
    Ai biết cơ trời vần xoay
    Lòng tốt gửi vào thiên hạ
    Biết đâu nuôi bố sau này.
    (Trần Nhuận Minh, Dặn con, rút từ tập thơ Nhà thơ và hoa cỏ, 1993)
    Từ ý thơ của Trần Nhuận Minh, anh /chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề sau: Lòng tốt gửi vào thiên hạ.
    Câu 2
    Ca dao là cây đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng nhân dân được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật mang đậm sắc thái dân gian.
    Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
    Chọn phân tích một số bài ca dao đã học để làm sáng tỏ vấn đề.
    ----------------------------------------------
    ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11
    Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
    Câu 1
    Học từ ngày hôm qua, sống cho ngày hôm nay, hi vọng vào ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi”. (Albert Einstein)
    Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
    Câu 2
    Bàn về thơ, Xuân Diệu cho rằng:
    Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ; và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ ấy phải in dấu vào đó càng sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay.” (Xuân Diệu, Toàn tập, Tập 5, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001, tr 36)
    Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào?
    Bằng việc phân tích một số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 11, hãy làm sáng tỏ vấn đề.
     
Đang tải...