Đề thi học sinh giỏi Giải toán trên Máy tính Casio cấp tỉnh Đăk Nông môn Vật lý lớp 12 (2008 - 2009)

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 10/2/09.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/data/file/2013/thang04/07/Dethi-HSG-MTCT-Daknong-2008-2009-VlyTHPT.pdf"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi Giải toán trên Máy tính Casio cấp tỉnh Đăk Nông môn Vật lý lớp 12 (2008 - 2009) - Sở GD&ĐT Đăk Nông

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
    TỈNH ĐĂK NÔNG

    (Đề thi chính thức)
    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH GIẢI TOÁN TRÊN
    MÁY TÍNH CASIO NĂM HỌC 2008 - 2009
    MÔN: VẬT LÝ LỚP 12 THPT

    (Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
    Ngày thi: 10/2/2009

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    Quy định:
    1/ Thí sinh được sử dụng hai loại máy tính CASIO fx-500MS và CASIO fx-570 MS, hoặc các loại máy có chức năng tương đương.
    2/ Các kết quả tính chính xác tới 5 chữ số thập phân sau dấu phẩy theo quy tắc làm tròn số của đơn vị tính quy định trong bài toán. Sử dụng hằng số g bằng máy tính hoặc lấy g = 9,80665m/s[SUP]2[/SUP]
    3/ Thí sinh làm bài trực tiếp vào đề thi này. Nếu khung làm bài không đủ thì có thể làm tiếp ở mặt sau trang đề (lưu ý ghi rõ câu).

    Câu 1:

    Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 30,5 km/h thì tăng tốc với gia tốc là 3m/s[SUP]2[/SUP]. Chọn gốc thời gian và gốc tọa độ lúc ô tô bắt đầu tăng tốc.
    a) Xác định thời gian cần thiết để ô tô đi đ ược quãng đường 150m?
    b) Xác định vận tốc của ô tô tại thời điểm t = 25s?
    Đơn vị tính: Thời gian (s), vận tốc (m/s)
    Câu 2:
    Một cây cầu dài 50m được bắc qua một con sông như hình vẽ. Lực mà cầu tác dụng lên hai bờ kênh tại hai đầu A, B lần lượt là F[SUB]A [/SUB]= 8.10[SUP]4[/SUP]N, F[SUB]B [/SUB]= 11.10[SUP]4[/SUP]N.
    [​IMG]
    Tính khối lượng của cầu? trọng tâm của cầu cách đầu A bao nhiêu? Lấy g= 10m/s[SUP]2[/SUP].
    Đơn vị tính: Khối lượng (kg), Chiều dài (m)
    Câu 3:
    Một vật được treo như hình vẽ:
    [​IMG]
    Biết: M = 3,5kg, α = 47[SUP]0[/SUP]. Gia tốc trọng trường là g. Tính lực căng của dây xích AB.
    Đơn vị tính: Niu-tơn (N).
    Câu 4:
    Cho hai điện trở R[SUB]1[/SUB], R[SUB]2[/SUB] mắc song song với nhau, điện trở tương đương có giá trị là 30/7Ω. Biết R[SUB]2[/SUB] - R[SUB]1[/SUB] = 5Ω. Xác định giá trị R[SUB]1[/SUB], R[SUB]2[/SUB]?
    Đơn vị tính chu kỳ: điện trở (Ω)
    Câu 5:
    Hai điện tích q1 = -8,91.10[SUP]-17[/SUP]C, q2 = 5,66.10[SUP]-17[/SUP]C đặt trong chân không cách nhau một khoảng là 20cm. Xác định vị trí mà tại đó cường độ điện trường bằng 0?
    Đơn vị tính: Centimét (cm)
    Câu 6:
    Cho bộ nguồn gồm 40 pin mắc thành 4 dãy song song, mỗi pin có ξ= 3V, r = 1Ω. Nối bộ nguồn với mạch ngoài có R1 = 6,5Ω song song với một bình điện phân. Bình điện phân có chứa dung dịch CuSO[SUB]4[/SUB], anốt bằng Cu, điện trở R2 = 14Ω .
    a) Hãy xác định khối lượng Cu bám vào catốt sau thời gian 25 phút. Biết A[SUB]Cu [/SUB]= 64, n = 2.
    b) Xác định hiệu suất của nguồn điện?
    Đơn vị tính: khối lượng là gam (g).
    Câu 7:
    Hai hạt tích điện bằng nhau, lúc đầu được giữ đứng yên cách nhau 3,2.10[SUP]-3[/SUP]cm sau đó thả ra. Chúng bắt đầu chuyển động với gia tốc lần lượt là a[SUB]1 [/SUB]= 5,3m/s[SUP]2[/SUP], a[SUB]2 [/SUB]= 9,0m/s[SUP]2[/SUP]. Nếu khối lượng của hạt thứ nhất bằng 2,9.10[SUP]-6[/SUP]kg.
    a) Xác định khối lượng của hạt thứ hai?
    b) Xác định điện tích của mỗi hạt?
    Đơn vị tính: Khối lượng (kg); điện tích (C)
    Câu 8:
    Người ta đưa một đồng hồ quả lắc từ mặt đất lên độ cao h = 10km. Mỗi ngày đồng hồ đó chạy nhanh hay chậm là bao nhiêu? Biết bán kính trái đất R = 6400km.
    Đơn vị tính: giây.
    Câu 9:
    Một con lắc lò xo, khi treo vật có khối lượng m[SUB]1[/SUB] thì nó dao động với chu kì T[SUB]1[/SUB]. Khi treo vật có khối lượng m[SUB]2[/SUB] thì nó dao động với chu kì T[SUB]2[/SUB]. Tính T[SUB]1[/SUB] và T[SUB]2[/SUB]. Biết rằng con lắc đó khi treo vật có khối lượng (m[SUB]1[/SUB] + m[SUB]2[/SUB]) thì nó dao động với chu kì T = 2.5s và khi treo vật có khối lượng (m[SUB]1[/SUB] – m[SUB]2[/SUB]) thì nó dao động với chu kì T’ = 0.9s.
    Đơn vị tính: Chu kỳ (s)
    Câu 10:
    Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ:
    [​IMG]
    Biết [​IMG][​IMG][​IMG]
    Cho R thay đổi, tính giá trị R để công suất tiêu thụ trong mạch đạt cực đại. Cho biết khi đó công suất đạt giá trị bằng bao nhiêu?
    Đơn vị tính: R đơn vị là Ω , P đơn vị là W.
     
Đang tải...