Đề thi học sinh giỏi cấp THPT tỉnh Lâm Đồng môn Hóa học

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 18/2/11.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang07/21/De-HSG-THPT-LamDong-2011-Hoa.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi cấp THPT tỉnh Lâm Đồng môn Hóa học - Năm học 2010 - 2011

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
    LÂM ĐỒNG

    ĐỀ CHÍNH THỨC
    [/TD]
    [TD]
    KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
    NĂM HỌC 2010- 2011

    MÔN THI: HÓA HỌC - THPT
    Thời gian:
    180 phút (Không kể thời gian giao đề)

    Ngày thi: 18/02/2011
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    Câu 1: (2 điểm)
    a. Cho 2 nguyên tố X, Y, biết:
    - X có 3 lớp electron, có 3 electron độc thân.
    - Y có 3 lớp electron, có 7 electron hóa trị.
    Viết cấu hình electron, xác định vị trí của X, Y trong bảng hệ thống tuần hoàn.
    b. - Vì sao 2 phân tử NO2 có thể kết hợp với nhau để tạo thành phân tử N[SUB]2[/SUB]O[SUB]4[/SUB]?
    - Cho cân bằng: [​IMG]
    Khi ngâm bình chứa NO[SUB]2[/SUB] vào nước đá, thấy màu nâu của bình nhạt dần. Hãy cho biết phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Giải thích?
    Câu 2: (2 điểm)
    a. Dung dịch NH3 1M có α = 0,43 %. Tính hằng số Kb và pH của dung dịch đó.
    b. Tính độ điện li của axit axetic trong dung dịch 0,01M, nếu trong 500 ml dung dịch axit đó có 3,13.10[SUP]21[/SUP] hạt (phân tử và ion).
    Câu 3: (2 điểm)
    a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra khi thực hiện các thí nghiệm sau:
    - Cho khí Clo lội vào dung dịch KOH đun nóng (khoảng 70[SUP]0[/SUP]C).
    - Nhỏ từ từ dung dịch NH[SUB]3[/SUB] đến dư vào dung dịch CuSO4.
    - Cho dung dịch hỗn hợp gồm FeSO[SUB]4[/SUB] và Fe[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB] vào dung dịch KMnO[SUB]4[/SUB] có H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB].
    - Nhỏ từ từ dung dịch AgNO[SUB]3[/SUB] vào dung dịch Fe(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB].
    b. Không dùng thêm thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch: NaCl; K2CO[SUB]3[/SUB]; Na[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB]; HCl; Ba(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB].
    Câu 4: (2 điểm)
    a. Dung dịch A gồm AlCl[SUB]3[/SUB], CrCl[SUB]3[/SUB]. Cho dung dịch NaOH dư vào A sau đó tiếp tục cho thêm nước Clo, rồi lại cho thêm dư dung dịch BaCl[SUB]2[/SUB]. Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng hóa học đã xảy ra.
    b. Nhỏ từ từ 25 gam dung dịch HCl 14,6% vào dung dịch chứa 11,04 gam K[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB], sau đó cho thêm vào dung dịch 0,04 mol Ba(OH)[SUB]2[/SUB]. Tính tổng khối lượng các muối trong dung dịch thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
    Câu 5: (2 điểm)
    Cho hỗn hợp X gồm FeS[SUB]2[/SUB] và MS có tỷ lệ mol 1:1 (M là kim loại có hóa trị không đổi). Cho 6,51 gam X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch [SUB]HNO3[/SUB] đun nóng thu được dung dịch Y và 13,216 lít ( đktc) hỗn hợp khí Z có khối lượng 26,34 gam gồm NO[SUB]2[/SUB], NO. Thêm lượng dư dung dịch BaCl2 loãng vào Y thì thu được a gam kết tủa. Xác định kim loại M và tính giá trị của a?
    Câu 6: (2 điểm)
    Hòa tan 10,40 gam một kim loại R trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch X có chứa RCl[SUB]2[/SUB] và V[SUB]1[/SUB] lít khí H[SUB]2[/SUB]. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau, phần I cho tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HNO[SUB]3[/SUB] đậm đặc, nóng thu được V[SUB]2[/SUB] lít khí NO[SUB]2[/SUB] và dung dịch Z (ion clorua không bị oxi hóa), phần II cho tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] đậm đặc nóng thu được V[SUB]3[/SUB] lít khí SO[SUB]2[/SUB] và dung dịch T. Cô cạn dung dịch Z ở nhiệt độ thích hợp thu được 40,00 gam một muối A duy nhất, cô cạn dung dịch T ở nhiệt độ thích hợp thu được 25,00 gam muối B duy nhất. Biết MA < 420; MB < 520. Xác định R, A, B và tính V[SUB]1[/SUB], V[SUB]2[/SUB], V[SUB]3[/SUB]. Biết thể tích các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
    Câu 7: (2,5 điểm)
    a. Viết công thức cấu tạo, gọi tên các hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C2H7NO2, biết mỗi chất đều phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Viết các phương trình phản ứng minh họa.
    b. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
    [​IMG]
    Biết A5 là axit cacboxylic. Hãy xác định công thức cấu tạo của A1; A2; A3; A4; A5; B1; B2; B3; B4 và viết các phương trình phản ứng đã xảy ra.
    Câu 8: (2,5 điểm)
    Đốt cháy hoàn toàn 1,32 gam hợp chất hữu cơ X cần dùng vừa hết 2,352 lít khí O[SUB]2[/SUB] (đktc). Sản phẩm thu được chỉ gồm CO[SUB]2[/SUB] và nước với tỷ lệ khối lượng . Biết X có khối lượng phân tử nhỏ hơn 150.
    a. Xác định công thức phân tử của X?
    b. Viết công thức cấu tạo của X biết X có vòng benzen, tham gia phản ứng tráng gương và trong tự nhiên tồn tại ở dạng trans.
    Câu 9: (3 điểm)
    a. Đun nóng hợp chất hữu cơ X (chỉ chứa một loại nhóm chức) với dung dịch axit vô cơ xúc tác thì thu được hai chất hữu cơ Y, Z (đều chứa C,H,O). Mặt khác, 4,04 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol KOH thì thu được hai chất Y và P. Phân tử khối của P lớn hơn phân tử khối của Z là 76. Khi đun nóng 1,84 gam Y với dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] đặc ở nhiệt độ thích hợp thì thu được 0,5376 lít khí một anken (đktc) với hiệu suất 60%. Biết Z là đơn phân thường dùng để tổng hợp polime. Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của X, Y, Z.
    b. Khi có tác dụng của axit, geraniol chuyển hóa thành α-terpineol theo sơ đồ sau:
    [​IMG]
    Đề nghị cơ chế cho quá trình chuyển hóa này?
    Cho biết: N = 14; H = 1; O = 16; Cl = 35,5; S = 32; Fe = 56; K = 39; Mn = 55; Cr = 52; Al = 27; Na = 23; Zn = 65; Cu = 64; C = 12; P = 31
    Download tài liệu để xem thêm chi tiết.
     
Đang tải...