Đề thi học sinh giỏi cấp cơ sở tỉnh Điện Biên năm 2010 môn Hóa lớp 12 - Có đáp án

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 7/1/10.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang05/29/Dethi-HSG-L12-DienBien-2010-Hoa.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi cấp cơ sở tỉnh Điện Biên năm 2010 môn Hóa lớp 12 - Có đáp án - Sở GD&ĐT Điện Biên

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TỈNH ĐIỆN BIÊN
    (Đề thi chính thức)

    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ
    LỚP 12 THPT - NĂM HỌC 2009 - 2010
    Ngày thi: 07/01/2010

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    MÔN THI: HÓA HỌC
    Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Câu 1. (3,5 điểm)
    1. Có các nguyên tố hoá học sau: H, F, Cl, Br, I.
    a) Hãy viết công thức phân tử tất cả các chất được tạo ra từ các nguyên tố đó.
    b) Các phân tử đó được tạo ra từ loại liên kết hoá học nào? Tại sao?
    c) So sánh và giải thích tóm tắt về độ bền liên kết, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính khử và tính axit của các hợp chất với hiđro?
    2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
    CuS + H[SUP]+[/SUP] + NO[SUB]3[/SUB][SUP]-[/SUP] -> S + NO + . . .
    NO[SUB]2[/SUB][SUP]-[/SUP] + Co[SUP]2+[/SUP] + CH[SUB]3[/SUB]COOH -> Co(NO[SUB]2[/SUB])[SUB]6[/SUB][SUP]3-[/SUP] + NO + CH[SUB]3[/SUB]COO[SUP]-[/SUP] + H[SUB]2[/SUB]O
    Fe(OH)[SUB]2[/SUB] + HNO[SUB]3[/SUB] -> ?
    H[SUB]2[/SUB]S + HOCl -> ?
    3. Tính hằng số cân bằng KP của phản ứng 2HCl(k) -> H[SUB]2[/SUB](k) + Cl[SUB]2[/SUB](k) ở 2000[SUP]0[/SUP]K. Biết hằng số α = 4,1.10[SUP]-3[/SUP]
    Câu 2. (3 điểm)
    1. Có dung dịch A chứa hỗn hợp 2 muối MgCl[SUB]2[/SUB] 1,0.10[SUP]-3[/SUP]M và FeCl[SUB]3[/SUB] 1,0.10[SUB]-3[/SUB]M. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch A. Biết: T[SUB]Mg(OH)2[/SUB] = 1,0.10[SUP]–11[/SUP]; T[SUB]Fe(OH)3[/SUB] = 1,0.10[SUP]–39[/SUP].
    a) Kết tủa nào tạo ra trước. Vì sao?
    b) Tìm pH thích hợp để tách hết Fe[SUP]3+[/SUP] ra khỏi dung dịch. Biết rằng nếu ion có nồng độ bằng 1,0.10[SUP]–6[/SUP] M thì coi như đã được tách hết.
    2. Xác định sức điện động E[SUP]0[/SUP] và hằng số cân bằng của phản ứng: Hg[SUP]2+[/SUP][SUB]2[/SUB] -> Hg + Hg[SUP]2+[/SUP]. Thế khử chuẩn E[SUP]o[/SUP][SUB]2Hg2+/Hg2+2[/SUB] = +9,2V và E[SUP]o[/SUP][SUB]Hg2+/Hg[/SUB] = +0,85V.
    3. Cho hỗn hợp khí gồm NO có lẫn NO[SUB]2[/SUB], SO[SUB]2[/SUB], N[SUB]2[/SUB]. Hãy trình bày phương pháp hóa học để tinh chế NO tinh khiết từ hỗn hợp.
    Câu 3 (3 điểm).
    Cho m gam muối halogenua của một kim loại kiềm phản ứng với 50 ml dung dịch axit H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] đặc, nóng (lấy dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí A có mùi đặc biệt và hỗn hợp sản phẩm B. Trung hòa bằng dung dịch 200ml NaOH 2M rồi làm bay hơi nước cẩn thận hỗn hợp sản phẩm B thu được 199,6 gam hỗn hợp D (khối lượng khô). Nung D đến khối lượng không đổi thu được muối E có khối lượng 98 gam. Nếu cho dung dịch BaCl[SUB]2[/SUB] lấy dư vào B thì thu được kết tủa F có khối lượng gấp 1,4265 lần khối lượng muối E. Dẫn khí A qua dung dịch Pb(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB] thu được 23,9 gam kết tủa màu đen.
    1. Tính nồng độ % của dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] (d = 1,715g/ml) và m.
    2. Xác định kim loại kiềm; halogen.
    Câu 4 (2,5 điểm).
    Khi hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm FeS và Fe trong dung dịch HCl, thu được một hỗn hợp khí X có tỉ khối hơi đối với hiđro là 13. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp khí X rồi cho sản phẩm thu được qua dung dịch FeCl[SUB]3[/SUB] dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng. Thêm dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] loãng, dư và đun nóng nhẹ cho đến khi không còn khí bay ra. Để nguội bình phản ứng. Tiếp tục cho một lượng dung dịch HNO[SUB]3[/SUB] loãng, dư và đun nhẹ, thu được sản phẩm khử duy nhất là khí NO. Các thể tích khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
    1. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp FeS và Fe ban đầu.
    2. Tính thể tích khí NO thoát ra.
    Câu 5 (2 điểm).
    1. Hãy sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự tăng dần lực bazơ và giải thích: CO(NH[SUB]2[/SUB])[SUB]2[/SUB]; CH[SUB]3[/SUB]-CH[SUB]2[/SUB]-CH[SUB]2[/SUB]-NH[SUB]2[/SUB]; CH[SUB]2[/SUB]=CH-CH[SUB]2[/SUB]-NH[SUB]2[/SUB]; p-CH[SUB]3[/SUB]-C[SUB]6[/SUB]H[SUB]4[/SUB]-NH[SUB]2[/SUB]; anilin; p-nitroanilin.
    2. Hoàn thành phương trình hoá học và trình bày cơ chế của phản ứng sau với tỷ lệ số mol phản ứng là 1:1
    CH[SUB]3[/SUB]-CH=CH[SUB]2[/SUB] + Cl[SUB]2[/SUB] -----------> ? (nhiệt độ phản ứng: 400[SUP]o[/SUP]C - 500[SUP]o[/SUP]C)
    Câu 6 (3 điểm).
    1. Viết phương trình thực hiện dãy chuyển hóa sau:
    [​IMG]
    2. Có 5 chất hữu cơ với các giá trị mômen lưỡng cực tương ứng như sau:
    [​IMG]
    Biết A, B, C, D, E thuộc trong các chất sau: cis - CHCl = CHCl; cis - CH3–CH=CH–Cl; trans - CHCl = CHCl; trans - CH3–CH = CH–Cl và trans - CH[SUB]3[/SUB]– CH = CH – COOH.
    Hãy chỉ rõ A, B, C, D, E là những chất nào? Giải thích.
    Câu 7: (3 điểm).
    Ba hợp chất hữu cơ (A), (B), (C) có chứa các nguyên tố C, H, O có cùng một công thức phân tử và khối lượng phân tử bằng 116 đvC. Cho 0,058 gam mỗi chất vào dung dịch NaHCO[SUB]3[/SUB] lấy dư thì đều thu được 24,6 ml CO[SUB]2[/SUB] (đo ở 27[SUP]0[/SUP]C và 1 atm). Đun nóng gần tới 120[SUP]0[/SUP]C, từ (A) sinh ra X với MX = 98 đvC; từ (B) sinh ra Y có MY = 72 đvC; còn (C) không biến đổi nhưng nếu đun tới 300[SUP]0[/SUP]C thì (C) cũng cho X. Nếu cho X vào dung dịch NaHCO[SUB]3[/SUB] thì sau một thời gian mới thấy khí CO[SUB]2[/SUB] thoát ra từ từ.
    1. Hãy xác định cấu trúc của (A), (B), (C), X, Y .
    2. So sánh nhiệt độ nóng chảy và hằng số axit K1; K2 của (A) và (C). Giải thích.
    Cho: Fe = 56; O = 16; H = 1; S = 32; Ba = 137; F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85,5; N = 14; C = 12; Pb = 207.
     
Đang tải...