Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 12 nâng cao dành cho các lớp D (Đề 01) - THPT Chu Văn An (2012 - 201

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 4/3/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/Data/file/2013/thang03/01/DeThi-HK1-VanD-12-nangcao1-2012-2013.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 12 nâng cao dành cho các lớp D (Đề 01) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013) - Đề thi học kì

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

    TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

    (Đề thi số 01)
    [/TD]
    [TD]
    ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013

    Môn: Ngữ Văn - Lớp 12 Nâng cao

    Dành cho các lớp D, chuyên xã hội, Anh, Pháp, Nhật, Sinh

    Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

    Buổi thi: Chiêu ngày 21/12/2012

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    ĐỀ THI:
    Câu 1(4 điểm):
    Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau của Lep Tôn-xtôi:
    "Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt, nhưng xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn."
    Câu 2 (6 điểm):
    Phân tích hình ảnh con sông Đà thơ mộng, trữ tình trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. 
    HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
    Câu 1 (4 điểm):
    Giải thích ý kiến:
    + Ý kiến này là một nhận định, đánh giá cao của Tôn – xtoi về ý nghĩa của tâm lí biết hổ thẹn trước những người khác về lỗi lầm, hạn chế của bản thân, đặc biệt ý nghĩa hơn là tâm lí biêt hổ thẹn trước bản thân mình.
    + Ý kiến đề cao tính tự giác về danh dự cá nhân, xem đó như một phẩm chất cao quí của nhân cách.
    Bàn luận:
    + Xấu hổ trước mọi người : Xấu hổ là trạng thái tâm lí, cảm xúc của con người thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hay thua kém người khác
    + Biết xấu hổ là y thức được hạn chế của bản thân, từ đó tự giác vươn lên khắc phục những nhược điểm, hoàn thiện mình về năng lực và nhân cách
    + Xấu hổ trươc bản thân mình : là ý thức phục thiện, hướng thiện nằm sâu trong bản chất con người. Đây là thái độ tự giác của lương tri, lương tâm
    + Người biết xấu hổ trước bản thân là người kiểm soát được hành vi, việc làm của mình, vì thế hạn chế được những sai lầm không đáng có
    + Phân biệt xấu hổ và tự ti
    + Phê phán những người không biết hổ thẹn
    Bài học nhận thức và hành động:
    Bản thân cần nhận thức sâu sắc, xấu hổ không chỉ là trạng thái tâm lí mà còn là một tình cảm tốt đẹp góp phần hoàn thiện nhân cách con người.



    Câu 2 (6 điểm):
    - Vài nét về tác giả, tác phẩm, hình ảnh trữ tình của sông Đà
    - Phân tích hình ảnh sông Đà trữ tình
    Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Tuân và đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà học sinh biết phân tích những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật lên vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà. Bài viết có thể trình bày những suy nghĩ riêng theo các cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau :
    Về nội dung:
    + Vẻ đẹp đầy chất tạo hình của sông Đà với hình dáng thơ mộng, mềm mại ; ẩn hiện ; màu sắc dòng nước biến đổi theo mùa
    + Vẻ đẹp hoang sơ, mang mang thiên địa ; sông Đà thuở hồng hoang, sông Đà của tương lai ; cổ xưa mà tươi trẻ
    + Hiện diện một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nàn với cảnh sắc thiên nhiên, tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp
    Về nghệ thuật:
    + Hình ảnh, ngôn từ mới lạ, những câu văn đậm chất trữ tình, giàu âm thanh và nhịp điệu
    + Liên tưởng phóng túng, cách so sánh, nhân hóa táo bạo ; lối tạo honhf giàu tính mĩ thuật, phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh
    - Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
     
Đang tải...