Đề thi học kì I môn Hóa lớp 11 cơ bản dành cho các lớp D (Đề 02) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013)

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 2/3/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/Data/file/2013/thang03/01/DeThi-HK1-Hoa-11D2-coban-2012-2013.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học kì I môn Hóa lớp 11 cơ bản dành cho các lớp D (Đề 02) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013) - Đề thi học kì

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
    TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

    (Đề thi số 02)
    [/TD]
    [TD]
    ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013
    Môn: Hoá học lớp 11 Cơ bản

    Dành cho các lớp D, chuyên xã hội, Anh, Pháp, Nhật

    Buổi thi: Chiều ngày 22/12/2012
    Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    Câu 1: (2,0 điểm)
    Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:
    a, MgCO[SUB]3[/SUB] + HCl                            c, CO[SUB]2[/SUB] + NaOH
    b, Fe(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]3[/SUB] + NaOH                   d, NH[SUB]4[/SUB]Cl + AgNO[SUB]3[/SUB]
    Câu 2: (3,0 điểm)
    Viết phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
                (1)       (2)      (3)          (4)             (5)         (6)
    NH[SUB]4[/SUB]NO[SUB]2[/SUB]→ N[SUB]2[/SUB] → NO → NO[SUB]2[/SUB] → HNO[SUB]3[/SUB] → CO[SUB]2[/SUB] → H[SUB]2[/SUB]SiO[SUB]3[/SUB]
    Câu 3: (1,0 điểm)
    Giải thích hiện tượng xảy ra khi cho một mẩu quì tím vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH, sau đó thêm từ từ từng giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm trên cho đến khi quì trở lại màu tím.
    Câu 4: (2,0 điểm)
    Có 3 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các chất sau: CuSO[SUB]4[/SUB], NaNO[SUB]3[/SUB], BaCl[SUB]2[/SUB]. Chỉ dùng thêm dung dịch NaOH, hãy nêu cách phân biệt từng chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
    Câu 5: (2,0 điểm)
    Cho 19,4 gam hỗn hợp Zn và Cu vào dung dịch HNO[SUB]3[/SUB] loãng vừa đủ, thu được dung dịch X và 4,48 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất).
    a, Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
    b, Cô cạn toàn bộ dung dịch X rồi đem nhiệt phân. Tính khối lượng chất rắn Y thu được. (Giả thiết phản ứng xảy ra hoàn toàn).
    Cho khối lượng mol nguyên tử các nguyên tố: H = 1; N = 14; O =16; Cu =64; Zn = 65;
     
Đang tải...