Đề thi học kì I môn Hóa lớp 10 nâng cao dành cho các lớp A (Đề 02) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013)

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 1/3/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/Data/file/2013/thang03/01/DeThi-HK1-Hoa-10A2-nangcao-2012-2013.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học kì I môn Hóa lớp 10 nâng cao dành cho các lớp A (Đề 02) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013) - Đề thi học kì

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

    TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN



    (Đề thi số 02)[/TD]
    [TD]ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013

    Môn: Hoá học lớp 10 Nâng cao


    Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin



    Buổi thi: Sáng ngày 22/12/2012

    Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    Câu 1: (1 điểm)
    Biết ion X[SUP]-[/SUP] và ion M[SUP]2[/SUP][SUP]+[/SUP] có cấu hình electron lần lượt là: 1s[SUP]2[/SUP]2s[SUP]2[/SUP]2p[SUP]6[/SUP], [Ar]3d[SUP]10[/SUP]4s[SUP]2[/SUP]4p[SUP]6[/SUP]. Viết cấu hình electron của nguyên tử X, M.
    Câu 2: (0,75 điểm)
    Viết cấu hình electron nguyên tử dưới dạng ô lượng tử của các nguyên tố mà nguyên tử ở trạng thái cơ bản có 3 electron độc thân thỏa mãn 13 < Z < 28.
    Câu 3: (1,0 điểm)
    Hợp chất MY[SUB]3[/SUB] chứa 18,73% M về khối lượng. Trong nguyên tử M, số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong nguyên tử Y, tỷ lệ giữa số proton và nơtron tương ứng là 35 : 46. Tổng số proton trong phân tử MY[SUB]3[/SUB] là 131. Xác định số khối của M và Y.
    Câu 4: (1,0 điểm)
    a. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: NH[SUB]3[/SUB], C[SUB]2[/SUB]H[SUB]4[/SUB].
    b. Nguyên tử N và C trong các phân tử trên ở trạng thái lai hóa nào?
    (Biết ZH = 1, ZC = 6; ZN= 7).
    Câu 5: (1,0 điểm)
    Nguyên tố R thuộc nhóm VIIA. Tỉ lệ khối lượng mol giữa hợp chất khí với hiđro và oxit cao nhất của R là 73 : 366. Xác định nguyên tử khối của R.
    Câu 6: ( 2,0 điểm)
    Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo các sơ đồ dưới đây và cho biết chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử của mỗi phản ứng:
    a. Fe(OH)[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] → Fe[SUB]2[/SUB]( SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB] + SO[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O
    b. K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]3[/SUB] + Na[SUB]2[/SUB]Cr[SUB]2[/SUB]O[SUB]7[/SUB] + NaHSO[SUB]4[/SUB] → K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] + Na[SUB]2[/SUB]SO4 + Cr[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O
    Câu 7: (1,5 điểm)
    Cho 23,3 gam hỗn hợp bột gồm Mg và BaCO[SUB]3[/SUB] tác dụng vừa đủ với dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] 9,8%. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc).
    a. Tính khối lượng BaCO[SUB]3[/SUB] trong hỗn hợp ban đầu.
    b. Tính nồng độ C% của chất tan trong dung dịch X.
    Câu 8: (0,75 điểm)
    Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm[SUP]3[/SUP]. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Tính bán kính nguyên tử canxi. Biết nguyên tử khối của Ca = 40,08.
    Câu 9: (1,0 điểm)
    Sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử các nguyên tố sau: A (Z = 7), X (Z = 11), Y (Z = 14), M (Z = 19). Giải thích sự sắp xếp đó.
    (Cho biết nguyên tử khối của: H = 1, C = 12, O = 16, Mg = 24, S = 32, Ba = 137, Cl = 35,5).
     
Đang tải...