Đề thi giải toán trên máy tính Casio và Vinacal lớp 12 THPT năm 2012 môn Vật lý

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 10/3/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/data/file/2013/thang07/08/De-MTCT-L12-2012-Vatly.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi giải toán trên máy tính Casio và Vinacal lớp 12 THPT năm 2012 môn Vật lý - Có đáp án

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    ĐỀ THI CHÍNH THỨC
    [/TD]
    [TD]
    CUỘC THI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CASIO VÀ VINACAL
    NĂM 2012

    MÔN THI: VẬT LÝ - LỚP 12
    Ngày thi: 10/03/2012
    Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    Bài 1:
    Một con lắc đơn dao động tắt dần, cứ sau mỗi chu kì dao động cơ năng của con lắc lại giảm 0,01 lần. Ban đầu biên độ góc là 90[SUP]0[/SUP]. Hỏi sau bao nhiêu chu kì thì biên độ góc của con lắc còn lại 30[SUP]0[/SUP]. Biết chu kì của con lắc là T, cơ năng của con lắc được xác định theo biểu thức: W =mgl(1 - cosα).
    Đơn vị tính: chu kì T(s).
    Bài 2:
    Từ mặt phẳng ngang rông, người ta bắn một viên bi với vận tốc đầu v[SUB]0[/SUB] = 25m/s hợp với phương ngang góc α = 55[SUP]0[/SUP]. Va chạm giữa bi và sàn làm hướng vận tốc thay đổi tuân theo qay luật phản xạ gương, độ lớn vận tốc giảm còn 96% so với vận tốc trước lúc va chạm. Lấy g trong bộ nhớ máy tính.
    a.Tính khoảng cách từ điểm ném đến điểm chạm mặt ngang lần thứ 21 của viên bi.
    b. Tính thời gian từ thời điểm bi chạm mặt ngang lần thứ 11 đến lần chạm mặt ngang lần thứ 16.
    Đơn vị tính: khoảng cách (m); thời gian (s)
    Bài 3:
    Có 7 cốc sứ dùng để uống nước, mỗi cốc có khối lượng 35g đang ở nhiệt độ phòng là 16[SUP]0[/SUP]C. Người ta tráng và làm các cốc trước khi uống trà cách như sau:
    Đầu tiên, rót 25g nước nóng ở 98[SUP]0[/SUP]C đổ vào cốc thứ nhất lắc nhẹ và đều cho cân bằng nhiệt rồi đổ sang cốc thứ 2, rồi lắc nhẹ và đều cho cân bằng nhiệt rồi đổ sang cốc thứ 3 công việc tiếp tục cho đến khi nước ở cốc thứ 7 lắc nhẹ và đều cho cân bằng nhiệt.
    Coi quá trình trao đổi nhiệt, nhiệt lượng không tỏa ra bên ngoài và lượng nước mất đi không đáng kể. Biết nhiệt dung riêng của nước là C[SUB]n[/SUB] = 2399J/kgK, nhiệt dung riêng của cốc sứ là C[SUB]c[/SUB] = 750J/kgK.
    Xác định nhiệt độ cân bằng của nước và cốc khi nước ở cốc thứ 7.
    Đơn vị: nhiệt độ ([SUP]0[/SUP]C)
    Bài 4:
    Một ống hình trụ đường kính nhỏ, hai đầu kín, dài l = 105cm, đặt nằm ngang. Trong ống có một cột thủy ngân dài h = 21cm, hai phần còn lại của ống chứa khí có thể tích bằng nhau ở áp suất P[SUB]0[/SUB] = 72cmHg. Tìm độ dịch chuyển của thủy ngân khi ống đặt thẳng đứng.
    Đơn vị tính: độ dịch chuyển (cm)
    Bài 5:
    Khi rọi vào Catôt phẳng của một tế bào quang điện một bức xạ có bước sóng λ = 0,3123m thì có thể làm cho dòng quang điện triệt tiêu bằng cách nối Anốt và Catốt của tế bào quang điện với hiệu điện thế U[SUB]AK[/SUB] = - 0,3124 V.
    a. Xác định giới hạn quan điện của kim loại.
    b. Anốt của tê bào cũng có dạng bản phẳng song song với Catốt đặt đối diện và cách Catốt đoạn d=1, 2cm. Khi rọi chùm bức xạ rất hẹp vào tâm của Catốt và đặt hiệu điện thế U[SUB]AK [/SUB]= 4,62V giữa Anôt và Catốt thì bán kính của vùng trên bề mặt Anốt mà các êlectrôn tới đập vào bằng bao nhiêu?
    Đơn vị tính: Giới hạn quang điện (m); bán kính (mm)
    Bài 6:
    Cho một lăng kính tiết diện là một tam giác cân ABC (cân tại A), có góc chiết quang A = 20[SUP]0[/SUP]. Chiết suất của lăng kính phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng theo công thức [​IMG], trong đó a = 1,26; b = 7,555.10[SUP]-14[/SUP]m[SUP]2[/SUP], còn λ đo bằng m. Chiếu vào mặt bên của lắng kính một tia sáng đơn sắc bước sóng λ. Hãy xác định bước sóng để góc lệch của tia ló đạt giá trị cực tiểu và bằng 12[SUP]0[/SUP].
    Đơn vị tính: bước sóng (nm)
    Download tài liệu để xem thêm chi tiết.
     
Đang tải...