Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay lớp 12 tỉnh Bến Tre năm 2012 - 2013 môn Sinh học

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 23/1/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang07/09/De-MTCT-BenTre-L12-2013-Sinhhoc.pdf"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay lớp 12 tỉnh Bến Tre năm 2012 - 2013 môn Sinh học - Đề thi môn Sinh

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    BẾN TRE

    ĐỀ THI CHÍNH THỨC
    [/TD]
    [TD]
    ĐỀ THI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY
    CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012 - 2013

    MÔN THI: SINH HỌC - LỚP 12
    Ngày thi: 23/01/2013
    Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    Bài 1:
    Ở người gen A quy định tính trạng mũi cong, gen a quy định tính trạng mũi thẳng. Một cặp vợ chồng mũi cong, sinh ra con trai đầu lòng mũi thẳng. Tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra 2 người con gái mũi cong, 2 người con trai mũi thẳng, 1 người con gái mũi thẳng?
    Bài 2:
    1. Bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội của loài = 24. Xác định:
    a. Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?
    b. Có bao nhiêu trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra?
    c. Có bao nhiêu trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến; thể 0, thể 1 và thể 3?
    2. Giả thiết tế bào lưỡng bội của ruồi giấm (2n = 8NST) có 2,83.108 cặp nucleotit. Nếu chiều dài trung bình của NST ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micromet, thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN?
    Bài 3:
    Ở người, bệnh pheninketo niệu và bệnh bạch tạng là hai bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm trên NST thường, không liên kết với nhau (các gen quy định hai bệnh trên nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau). Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con mắc cả hai bệnh trên.
    1. Cặp vợ chồng trên nếu muốn sinh con thứ hai thì:
    a. Tính theo lí thuyết, xác suất mắc cả hai bệnh của đứa con thứ hai là bao nhiêu?
    b. Tính theo lí thuyết, xác suất mắc một trong hai bệnh (pheninketo niệu hoặc bạch tạng) của đứa con thứ hai là bao nhiêu?
    2. Nếu cặp vợ chồng trên có 5 người con. Tính theo lí thuyết, xác suất họ sinh được ba người con trai bình thường và h ai người con gái mắc cả hai bệnh trên là bao nhiêu? Biết rằng không xảy ra đột biến trong các lần sinh con của cặp vợ chồng ở các trường hợp trên.
    Bài 4:
    Một nhóm tế bào sinh dục sơ khai chứa 720 NST đơn. Các tế bào này nguyên phân một số đợt bằng nhau. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào bằng số lượng NST đơn trong bộ NST đơn bội của loài. Các tế bào tạo ra đều trở thành tế bào sinh tinh trùng giảm phân cho các tinh trùng, hiệu suất thụ tinh của các tinh trùng là 10%. Khi giao phối với cá thể cái đã tạo nên các hợp tử với tổng NST đơn là 4608 khi chưa nhân đôi. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, một trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo một hợp tử.
    a. Tìm bộ NST 2n của loài
    b. Tìm số lượng tế bào sinh dục sơ khai đực và số tế bào sinh tinh trùng
    c. Để hoàn tất quá trình thụ tinh cần bao nhiêu tế bào sinh trứng.
    Bài 5:
    Theo dõi 3 tế bào sinh dưỡng của 1 loài cùng đang nguyên phân. Sau 30 phút cả 3 tế bào đã hoàn tất một số chu kỳ, người ta thấy rằng: Tế bào A có số đợt nguyên phân bằng 1/2 số đợt nguyên phân của tế bào B, số tế bào con của tế bào C bằng tích của số tế bào con của tế bào A và tế bào B, nguyên liệu mà môi trường cung cấp cho cả 3 tế bào qua các đợt nguyên phân trên tương đương số NST đơn gấp 11 lần số NST giới tính X có trong các tế bào con của tế bào C. Xác định bộ NST 2n của loài sinh vật trên. Biết rằng số NST trong mỗi giao tử nhỏ hơn tổng số tế bào con của tế bào A và C và lớn hơn số tế bào con của tế bào B.
    Bài 6:
    1. Hai gen A và B có chiều dài bằng nhau. Hai gen này nhân đôi một số lần không bằng nhau đòi hỏi môi trường cung cấp 18000 nucleotit tự do. Tổng số nucleotit trong các gen con tạo ra từ hai gen A và B là 21600 nucleotit
    a. Tìm số lần nhân đôi của hai gen A và B biết số lần nhân đôi của gen A nhiều hơn gen B.
    b. Nếu gen A có 2385 liên kết hidro thì số nucleotit mỗi loại của gen này là bao nhiêu?
    2. Khi lai hai cây cùng loài với nhau được một hợp tử F1. Hợp tử F1 này nguyên phân liên tiếp 5 đợt tạo ra các tế bào mới với tổng là 768 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi. Biết rằng khi giảm phân cây dùng làm mẹ có thể tạo ra 2[SUP]8[/SUP] loại giao tử (không có trao đổi chéo và đột biến xảy ra). Xác định bộ NST lưỡng bội của 2n của loài. Giải thích bằng sơ đồ cơ chế té bào hình thành F1.
    Download tài liệu để xem thêm chi tiết.
     
Đang tải...