Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Tuyên Quang môn Hóa học lớp 12 (2009 - 2010)

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 10/1/10.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang04/05/Dethi-HSG-MTCT-TuyenQuang-2009-2010-Hoa12.pdf"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Tuyên Quang môn Hóa học lớp 12 (2009 - 2010) - Sở GD&ĐT Tuyên Quang

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
    TUYÊN QUANG

    (Đề thi chính thức)
    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY
    CẤP TỈNH - NĂM HỌC 2009 - 2010
    MÔN: HÓA HỌC; LỚP 12 CẤP THPT

    (Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
    Ngày thi: 10/1/2010

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    Câu 1. (5 điểm)
    Một nguyên tử X có bán kính bằng 1,44[SUP]0[/SUP][SUB]A[/SUB], khối lượng riêng của tinh thể là 19,36 g/cm[SUP]3[/SUP]. Nguyên tử này chỉ chiếm 74% thể tích của tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng.
    a. Xác định khối lượng riêng trung bình của toàn nguyên tử rồi suy ra khối lượng mol nguyên tử của X.
    b. Biết nguyên tử X có 118 nơtron và khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng proton và nơtron. Tính số electron có trong X[SUP]3+[/SUP]
    Câu 2. (5 điểm)
    Giả sử đồng vị phóng xạ [SUP]238[/SUP][SUB]92[/SUB]U phóng ra các hạt α, β với chu kì bán hủy là 5.109 năm tạo thành [SUP]206[/SUP][SUB]82[/SUB]Pb
    a. Có bao nhiêu hạt α, tạo thành từ 1 hạt [SUP]238[/SUP][SUB]92[/SUB]U?
    b. Một mẫu đá chứa 47,6 mg [SUP]238[/SUP][SUB]92[/SUB]U và 30,9 mg [SUP]206[/SUP][SUB]82[/SUB]Pb. Tính tuổi của mẫu đá đó.
    Câu 3. (5 điểm)
    Đốt cháy 0,3 gam chất A chứa các nguyên tố C, H, O ta thu được 224 cm[SUP]3[/SUP] khí CO[SUB]2[/SUB] (đktc) và 0,18 gam H[SUB]2[/SUB]O. Tỉ khối hơi của A đối với H[SUB]2[/SUB] bằng 30. Xác định công thức phân tử của A.
    Câu 4. (5 điểm)
    Hỗn hợp X gồm 3 kim loại Na, Al, Fe. Chia hỗn hợp X làm 3 phần bằng nhau:
    - Phần 1: Hoà tan hoàn toàn trong 0,5 lít dd HCl 1,2 M thì thu được 5,04 lít khí và dd A.
    - Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 3,92 lít khí.
    - Phần 3: Cho tác dụng với nước dư thì thu được 2,24 lít khí.
    a. Tính số gam mỗi kim loại trong hh X, biết các khí đo ở đktc.
    b. Cho dd A tác dụng với 300 ml dd KOH 2M. Thu lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn. Tính a.
    Câu 5. (5 điểm)
    Cho 1 mol PCl[SUB]5[/SUB] vào một bình đã rút bỏ không khí, thể tích là V, đưa nhiệt độ lên 525K, có cân bằng sau: PCl[SUB]5[/SUB] (K)  -> PCl[SUB]3[/SUB] (K) + Cl[SUB]2[/SUB] (K) được thiết lập với hằng số cân bằng Kp= 1,85 atm, áp suất trong bình lúc cân bằng là 2 atm. Tính số mol từng chất trong hỗn hợp lúc cân bằng.
    Câu 6. (5 điểm)
    a. Xác định độ điện ly của H-COOH 1M, biết hằng số điện ly Ka = 2. 10[SUP]-4[/SUP].
    b. Khi pha 10 ml axit trên bằng nước thành 200 ml dung dịch thì độ điện ly thay đổi bao nhiêu lần? Giải thích.
    Câu 7. (5 điểm)
    Để thủy phân hoàn toàn 0,01 mol este A (tạo bởi axit monocacboxylic X và ancol Y) cần dùng 1,2 gam NaOH. Mặt khác, để thủy phân 6,35 gam este đó cần vừa đủ 3 gam NaOH và thu được 7,05 gam một muối. Xác định cấu tạo và gọi tên X, Y, A.
    Câu 8. (5 điểm)
    Hỗn hợp A gồm ancol metylic và 1 ancol đồng đẳng khác. Cho 4,02 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Na thấy bay ra 672 ml H[SUB]2[/SUB] (đkc).
    a. Tính tổng số mol 2 ancol đã tác dụng với Na.
    b. Đốt cháy 4,02 gam hỗn hợp A rồi cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa.
    c. Cho 4,02 gam hỗn hợp A tác dụng với 10 gam axit axetic. Tính khối lượng este thu được, giả sử hiệu suất phản ứng este hoá là 60%.
    Câu 9. (5 điểm)
    Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,16 gam Al và 0,72 gam Mg bằng dung dịch HNO[SUB]3[/SUB] thu được hỗn hợp NO và N[SUB]2[/SUB]O có tỉ khối so với H[SUB]2[/SUB] là 19,2. Cho dung dịch sau phản ứng tác dụng với dd NaOH dư không thấy có khí bay ra.
    a. Tính thể tích các khi thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.
    b. Bơm hỗn hợp khí trên vào bình kín dung tích không đổi là 5,5 lít. Bơm thêm oxi vào bình. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy áp suất bình là 0,2688 atm, nhiệt độ bình lúc này là 27,3[SUP]o[/SUP]C. Tính số mol của O[SUB]2[/SUB] đã bơm vào bình.
    Câu 10. (5 điểm)
    a. Hòa tan m(g) hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M hóa trị không đổi trong dung dịch HCl dư thì thu được 10,08 lit khí (đktc) và dung dịch có chứa 45,75 g muối khan. Tính m?
    b. Hòa tan hết cùng lượng hỗn hợp A như ở trên vào dung dịch chứa hỗn hợp HNO[SUB]3[/SUB] đặc và H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] ở nhiệt độ thích hợp thu được 18,816 lit (đktc) hỗn hợp khí gồm NO[SUB]2[/SUB] và SO[SUB]2[/SUB] có tỉ khối so với H[SUB]2[/SUB] là 25,25. Xác định kim loại M.
     
Đang tải...