Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Quảng Ngãi môn Hóa THPT (2008 - 2009)

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 18/1/09.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang04/07/Dethi-HSG-MTCT-QuangNgai-2008-2009-HoaTHPT.pdf"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Quảng Ngãi môn Hóa THPT (2008 - 2009) - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
    QUẢNG NGÃI

    (Đề thi chính thức)
    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY 
    CẤP TỈNH NĂM HỌC 2008 - 2009
    MÔN: HÓA HỌC THPT

    (Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
    Ngày thi: 18/01/2009

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    Bài 1.
    Ở 20[SUP]0[/SUP]C hòa tan vào dung dịch NaOH nồng độ 0,016 g/lít một lượng iot đủ để phản ứng sau xảy ra hoàn toàn:
    2NaOH + I[SUB]2[/SUB] -> NaI + NaIO + H[SUB]2[/SUB]O
    Tính pH của dung dịch thu được. Biết hằng số axit của HIO = 2,0.10[SUP]-11[/SUP]
    Bài 2.
    Cho rằng hạt nhân nguyên tử và chính nguyên tử [SUP]1[/SUP][SUB]1[/SUB]H có dạng hình cầu. Hạt nhân nguyên tử hiđro có bán kính gần đúng bằng 10[SUP]-[/SUP][SUP]15[/SUP]m, bán kính nguyên tử hiđro bằng 0,53.10-[SUP]10[/SUP]m. Hãy xác định khối lượng riêng của hạt nhân và nguyên tử [SUP]1[/SUP][SUB]1[/SUB]H. (cho khối lượng proton = khối lượng nơtron ~ 1,672.10[SUP]-27[/SUP]kg; khối lượng electron = 9,109.10[SUP]-31[/SUP]kg)
    Bài 3.
    X và Y là 2 chất khí phổ biến có dạng AO[SUB]m[/SUB] và BO[SUB]n[/SUB]. Khối lượng mol phân tử của 2 khí chênh lệch nhau 20 gam. Nếu lấy 2,816 gam mỗi khí cho vào bình với dung tích 2,24 lit ở 0[SUP]0[/SUP]C thì áp suất trong 2 bình sẽ chênh lệch nhau 0,2 atm. Xác định CTPT của X và Y.
    Bài 4:
    Hỗn hợp gồm một số hidrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có khối lượng mol trung bình là 64. Ở 100[SUP]0[/SUP]C hỗn hợp này ở thể khí còn khi làm lạnh đến nhiệt độ phòng thì một số chất trong đó bị ngưng tụ. Các chất ở trạng thái khí có khối lượng mol trung bình bằng 54 còn các chất ở trạng thái lỏng có khối lượng mol trung bình là 74. Tổng khối lượng mol các chất trong hỗn hợp bằng 252. Khối lượng mol của chất nặng nhất gấp đôi khối lượng mol của chất nhẹ nhất. Hãy xác định:
    a. Công thức phân tử các chất trong hỗn hợp đầu.
    b. Tỉ lệ mol của các chất trong hỗn hợp trên.
    Bài 5.
    Cacbon 14 phân rã phóng xạ theo phản ứng sau: [​IMG]. Thời gian bán rã là 5730 năm. Hãy tính tuổi của 1 mẫu gỗ khảo cổ có độ phóng xạ bằng 72% độ phóng xạ của mẫu gỗ hiện tại?
    Bài 6.
    Nhúng 1 sợi Ag vào dung dịch Fe[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB] 2,5.10[SUP]-2[/SUP]M. Xác định nồng độ của Fe[SUP]3+[/SUP], Fe[SUP]2+[/SUP], Ag[SUP]+[/SUP] khi cân bằng ở 25ºC. Tính thế của các cặp oxi hóa khử khi cân bằng.
    [​IMG]
    Bài 7.
    Một nguyên tử X có bán kính là 1,44 Aº; khối lượng riêng thực của tinh thể là 19,36 g/cm[SUP]3[/SUP]. Nguyên tử này chỉ chiếm 74% thể tích trong mạng tinh thể, phần còn lại là rỗng. Hãy xác định khối lượng riêng trung bình của nguyên tử rồi suy ra khối lượng mol nguyên tử?
    Bài 8.
    Cho 24,696 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 210ml dung dịch HNO[SUB]3[/SUB] 3,4M khuấy đều thấy thoát ra một khí duy nhất không màu, hóa nâu trong không khí, trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết. Đổ tiếp từ từ dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] 2,5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 92,4ml dung dịch axit, thu được dung dịch A. Lấy 1/2 dung dịch A cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng vừa đủ, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 16,38 gam. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Xem Cu(OH)[SUB]2[/SUB] không tan trong dung dịch NaOH loãng.
    Bài 9.
    Có một hỗn hợp gồm 2 khí A và B.
    - Nếu trộn cùng số mol A và B thì được hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 7,5.
    - Nếu trộn cùng khối lượng A và B thì được hỗn hợp có tỉ khối hơi so với O[SUB]2[/SUB] bằng 11/15.
    Tìm khối lượng mol của A và B.
    Bài 10.
    Tinh thể magie kim loại có cấu trúc mạng lục phương.
    a. Hãy vẽ cấu trúc mạng tế bào cơ sở và cho biết số nguyên tử Mg chứa trong tế bào cơ sở này.
    b. Tính khối lượng riêng của tinh thể kim loại Mg theo g/cm[SUP]3[/SUP]. 
    Cho bán kính nguyên tử Mg bằng 1,6A[SUP]0[/SUP]. Nguyên tử khối của Mg bằng 24,31; 1u = 1,6605.10[SUP]-24[/SUP]gam.
     
Đang tải...