Luận Văn Đề tài triết học Vấn đề dân sinh trong chủ trương xây dựng xã hội hài hòa của trung quốc và chiến lư

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài triết học " VẤN ĐỀ DÂN SINH TRONG CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG XÃ HỘI HÀI HÒA CỦA TRUNG QUỐC VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM "


    Bài viết đã phân tích những tư tưởng cơ bản của Tôn Trung Sơn và Hồ Chí

    Minh về dân sinh. Nếu Tôn Trung Sơn coi chủ nghĩa dân sinh là chủ nghĩa xã

    hội thì Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải quyết vấn

    đề dân sinh, mang lại ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Đồng thời, tác

    giả cũng phân tích và so sánh để chỉ ra những điểm chung, tương đồng giữa

    chủ trương xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc và chiến lược phát triển

    nhanh, bền vững của Việt Nam, trong đó nổi bật là mục tiêu nâng cao chất

    lượng của sự phát triển và giải quyết ngày càng tốt hơn vấn đề dân sinh.

    Mở đầu

    Trong những năm gần đây, vấn đề dân sinh và sự phát triển hài hòa, bền vững

    của Trung Quốc và Việt Nam đã và đang thu hút sự chú ý của các nhà nghiên

    cứu và hoạch định chính sách của hai nước. Sở dĩ như vậy là vì: thứ nhất, cả hai

    nước đều đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa

    xã hội chính là sự phát triển toàn diện của con người; thứ hai, trong quá trình

    cải tổ và đổi mới, việc giải quyết vấn đề dân sinh trở thành một nhiệm vụ cấp

    thiết, đồng thời là điều kiện quan trọng để có thể phát triển xã hội hài hòa và

    bền vững. Nói cách khác, vấn đề dân sinh và phát triển bền vững, hài hòa có

    mối quan hệ biện chứng, việc giải quyết tốt vấn đề dân sinh là cơ sở cho sự phát

    triển hài hòa, bền vững và ngược lại, phát triển hài hòa và bền vững là tiền đề

    quan trọng cho việc giải quyết vấn đề dân sinh.

    1. Vấn đề dân sinh trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh

    Dân sinh là vấn đề đã được đề cập rất sớm trong lịch sử của hai nước và là vấn

    đề lớn mà nhân loại luôn quan tâm. Cùng với sự phát triển của lịch sử nhân

    loại, vấn đề dân sinh ngày càng được đặt ra một cách cấp bách.

    Ngay từ thế kỷ trước, vấn đề dân sinh đã được nhà cách mạng Tôn Trung Sơn

    đề cập một cách hết sức cụ thể trong học thuyết Tam dân của ông.

    Xét về mặt thuật ngữ, Tôn Trung Sơn cho rằng, theo nghĩa rộng, chữ dân sinh

    bao gồm đời sống của nhân dân, sự sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc dân,

    sinh mệnh của quần chúng. Với nghĩa rộng như vậy, vấn đề dân sinh được Tôn

    Trung Sơn xem là vấn đề trung tâm của chủ nghĩa Tam dân. Bởi vì, thực chất

    hay mục đích của việc giải quyết vấn đề dân quyền, dân chủ là để giải quyết

    vấn đề dân sinh. Có thể nói, trong quan hệ với vấn đề dân sinh, vấn đề dân chủ

    và dân quyền trở thành phương tiện để giải quyết vấn đề đời sống của nhân dân,

    sự sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc dân, sinh mệnh của quần chúng. Hơn

    thế nữa, ông còn khẳng định vấn đề dân sinh là quy luật của sự vận động và

    phát triển xã hội, là động lực của sự tiến hóa xã hội. Tôn Trung Sơn viết: “Nhân

    loại mưu cầu sinh tồn mới là định luật của tiến hóa xã hội, mới là trọng tâm của

    lịch sử. Nhân loại mưu cầu sinh tồn là vấn đề gì? Đó là vấn đề dân sinh. Do

    vậy, có thể nói, vấn đề dân sinh mới là nguyên động lực của tiến hóa xã hội”(1).

    Tôn Trung
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...