Báo Cáo Đề tài Tình huống nâng cao năng lực quản trị và xử lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Công t

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Có thể hiểu Ngân hàng Thương mại theo một trong các khái niệm như sau :
    - Ngân hàng Thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền tệ tín dụng.Trong đó chức năng chủ yếu là làm trung gian Tín dụng giữa các doanh nghiệp các cá nhân trong nền Kinh Tế.
    - Ngân hàng Thương mại là một Tổ chức kinh doanh tiền tệ và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
    - Ngân hàng Thương mại là Tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
    - Ngân hàng Thương mại là một tổ chức Tín dụng quan trọng nhất trong các ngân hàng trung gian.
    - Điều 20: Luật các tổ chức Tín dụng (Luật số 02/1997/QH-10) chỉ rõ :
    “Ngân hàng Thương mại là một tổ chức Tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.”
    Như vậy, có thể nói rằng Ngân hàng Thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn Tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.
    Từ đó có thể nói bản chất của Ngân hàng Thương mại thể hiện qua các điểm sau:
    - Ngân hàng Thương mại là một tổ chức kinh tế.
    - Ngân hàng Thương mại hoạt động mang tính chất kinh doanh.
    - Ngân hàng Thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Tiền tệ Tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
    - Ngân hàng Thương mại là loại ngân hàng trực tiếp giao dịch với các Công ty, tổ chức kinh tế, các tổ chức đoàn thể và các cá nhân . bằng việc nhận tiền hoặc gửi tiền tiết kiệm, cho vay và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho các đối tượng nói trên.


    Vì hoạt động ngân hàng có mối quan hệ với đủ các loại kinh tế cho nên việc hoạt động kinh doanh Ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt tiềm ẩn nhiều rủi ro.Như chúng ta đều biết quan trọng nền kinh tế thị trường các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, ngày càng phát huy tác dụng.Những rủi ro trong sản xuất-kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại - những nhà cung ứng vốn và dịch vụ Ngân hàng. Bản thân hoạt động dịch vụ kinh doanh của ngân hàng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong từng nghiệp vụ cụ thể của Ngân hàng nếu không được quản lý theo những qui trình chặt chẽ cũng có nhiều khả năng rủi ro.Ví dụ : các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, tiền tệ kho quỹ, huy động và sử dụng vốn, Vì vậy công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong phòng ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
    Mặt khác, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại phụ thuộc vào mức độ rủi ro:
    Ngân hàng Thương mại là một Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và dịch vụ Ngân hàng.Cũng như các Doanh nghiệp khác,các Ngân hàng Thương mại hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên không tránh khỏi rủi ro. Chính vì vậy, hàng năm các Ngân hàng Thương mại được phép trích lập quỹ bù đắp rủi ro. Quy mô quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro. Nếu rui ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng, và ngược lại. Như vậy hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro của doanh nghiệp.Khi rủi ro quá lớn đến mức Ngân hàng Thương mại mất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến phá sản doanh nghiệp.
    Do đó việc quản trị xử lý Tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất quan trọng.
    Sau gần 4 tháng theo học tại khóa “Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước, Chương trình Chuyên viên chính năm 2008 ” tại Học viện Hành Chính, được sự nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ kiến thức của các Thầy, Cô trong Học Viện, tôi đã có được những kiến thức cơ bản, bổ ích và thiết thực phục vụ cho công tác quản lý đạt kết quả tốt. Trên cơ sở đó tôi lựa chọn đề tài “Tình huống nâng cao năng lực quản trị và xử lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực BĐ” để thực hiện bài Tiểu luận này.
    Ngoài phần mở đầu, Tiểu luận được bố cục thành ba phần chính :
    Phần thứ nhất: Mô tả tình huống.
    Phần thứ hai : Phân tích nguyên nhân, hậu quả, và phương pháp xử lý tình huống.
    Phần thứ ba : Kết luận và kiến nghị.
    Quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng là lĩnh vực rộng lớn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang quá trình hội nhập và trong xu thế toàn cầu hóa. Mặc dù tôi đã cố gắng vận dụng kiến thức để hoàn thành đề tài, song không tránh khỏi những hạn chế, xin được các Thầy, Cô đóng góp chỉ bảo thêm cho Tiểu luận được phong phú, có tác dụng thiết thực trong ứng dụng và thực tiễn.


    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Phần thứ nhất: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 5
    1)– Hoàn cảnh ra đời vào mục tiêu xử lý tình huống. 5
    2)– Diễn biến tình huống. 6
    Phần Thứ hai: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 15
    1. Nguyên nhân 15
    a) Về phía doanh nghiệp. 15
    b. Về phía Ngân hàng. 16
    2/- Hậu quả của rủi ro tín dụng 21
    3/- Các phương án và biện pháp giải quyết tình huống 22
    a/ Phương án thứ nhất. 22
    b/ Phương án thứ hai: 23
    c/ Phương án thứ ba: 24
    Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 30
    a/ Kiến nghị với Chính phủ và các ngành liên quan. 30
    b/ Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 30
    c/ Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam. 30
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...