Tiểu Luận Đề tài - Tiểu luận Nghiệp vụ thanh tra viên

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong công cuộc đổi mới hiện nay đã thúc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của đất nước, đem lại đời sống vật chất của người dân ngày càng nâng cao. Để quản lý nhà nước ngày càng đạt hiệu quả cao, nhà nước đã tiến hành cải cách bộ máy hành chính nhà nước bằng cách sắp xếp bộ máy tinh gọn và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức có đủ kiến thức và năng lực đáp ứng với yêu cầu công việc. Vì cơ sở đó, tôi được cơ quan cử đi tham dự lớp “Đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên khóa 13-2010 chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm”. Lớp học do trường Thanh tra Chính phủ phối hợp với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực tiếp giảng dạy. Địa điểm tổ chức tại Thanh tra Chính phủ khu vực phía Nam từ ngày 25 tháng 5 năm 2010 đến ngày 25 tháng 7 năm 2010. Nội dung của khóa học gồm ba phần: Nhà nước, nghiệp vụ thanh tra và thanh tra chuyên ngành.Tại khóa học này tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức về nghiệp vụ thanh tra và thanh tra chuyên n gành An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Trong những năm qua, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) ngày càng được toàn xã hội quan tâm. Để tăng cường công tác quản lý VSATTP, hoạt động thanh tra, kiểm tra VSATTP cũng không ngừng được tăng cường cả về tổ chức và chất lượng công tác. Hoạt động thanh tra VSATTP đã góp phần tích cực vào việc làm tốt công tác quản lý nhà nước về VSATTP, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

    Qua các chuyên đề được học trong thời gian qua, với nhiệm vụ công tác hiện nay đang đảm nhiệm, tôi nhận thấy trong thời gian gần đây việc chấp hành các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP tại một số cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm còn rất yếu và thiếu. Nguyên nhân chính xày ra các vi phạm một mặt do ý thức của người dân về việc đảm bảo VSATTP còn rất hạn chế, không tự giác. Mặt khác do công tác quản lý về VSATTP của các cơ quan nhà nước còn nhiều bất cập, không thường xuyên. Để công tác bảo đảm VSATTP ngày được tốt hơn, tôi thấy rằng việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra về lĩnh vực VSATTP là một việc làm rất quan trọng nhằm ngăn ngừa, xử lý kịp thời những sai phạm về pháp luật. Vì vậy tôi chọn đề tài “Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể”.

    Tuy nhiên, trong thực tế, công tác thanh kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn, do số lực lượng thanh tra về VSATTP quá ít so với số doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong địa bàn thành phố Cao Lãnh. Trong nghiệp vụ thanh, kiểm tra đòi hỏi cán bộ thanh tra phải có trình độ chuyên môn, hiện số cán bộ đáp ứng yêu cầu đặt ra chiếm tỷ lệ rất thấp, cần phải được bồi dưỡng. Do vậy đề tài tôi chọn trên đây khi phân tích và chọn các hướng xử lý chắc chắn còn nhiều điểm khuyến khuyết, mong các thầy cô và các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi làm tốt trong cong tác của mình.
    Xin chân thành cảm ơn.

    A. Khái quát về thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
    B. Quy trình tiến hành thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm
    I. Chuẩn bị thanh tra
    II. Tiến hành thanh tra
    III. Sau thanh tra
    IV. Kết quả thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trên địa bàn thành phố Cao Lãnh.
    V. Thuận lợi, khó khăn trong hoạt động thanh kiểm tra VSATTP
    C. KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1.Quyết định số 39/2005/QĐ-BYT ngày 28/11/2005 về việc “Quy định về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm”;
    2. Quyết định 41/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 Quy định “Điều kiện VSATTP đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống”;
    3. Quyết định 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 về Quy chế “Công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm”;
    4. Quyết định 43/2005/QĐ-BYT ngày 20/12/2005 Quy định “Yêu cầu kiến thức về VSATTP đối với người trực tiếp sản xuất, kinh donh thực phẩm”.
    [​IMG]5. Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
    6. Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26 tháng 7 năm 2003 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
    7. Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá số 18/1999/PL-UBTVQH10 ngày 24 tháng 12 năm 1999 và Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
    8. Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế
    9. Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm”
    10. Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 9/3/2006 Về việc ban hành “Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao”
    11. Một số vấn đề về Quản lý Nhà nước, Thanh tra Chính phủ - Trường Cán bộ thanh tra, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
    12. Nghiệp vụ công tác thanh tra – Chương trình nghiệp vụ thanh tra viên, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

    (Nội dung 15 trang đảm bảo đúng theo yêu cầu chương trình)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...