Luận Văn Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 24/3/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    Nước ta là một nước đang phát triển với nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất
    cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế cũng như xã hội. Chính vì vậy
    việc đầu tư phát triển ngành nông nghiệp là rất cần được quan tâm. Trong đó, sản xuất
    rau an toàn cũng là lĩnh vực rất cần thiết cho cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay.
    Rau là sản phẩm tiêu dùng không thể thiếu của con người, cung cấp rất nhiều
    vitamin mà các thực phẩm khác không thể thay thế được. Hiện nay, do nhu cầu hội
    nhập Quốc tế và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hoạt động sản xuất và tiêu
    dùng rau an toàn ở Việt Nam đang được triển khai rộng khắp, đáp ứng nhu cầu bảo vệ
    môi trường và sức khỏe cộng đồng. Để có được rau an toàn cần phải giám sát, áp dụng
    theo quy trình từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và đặc biệt là sử dụng
    phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng liệu có ảnh hưởng gì
    đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chất lượng và sản lượng rau an toàn hiện nay đang
    là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Hiện nay đã có những chính sách và quy định
    của Nhà nước về sản xuất rau an toàn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến lĩnh vực
    này. Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHKT ngày 28/4/1998 của Bộ Nông nghiệp và
    Phát triển nông thôn về “Quy định tạm thời sản xuất rau an toàn” đã quy định cụ thể
    các mức chỉ tiêu về rau an toàn. Ngày 18/9/2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
    thôn ra văn bản về việc Tăng cường sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
    Sản xuất rau an toàn hiện đang là vấn đề nóng hổi với sự quan tâm của toàn
    xã hội. Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát
    triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp.
    2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
    - Mục đích nghiên cứu:
    Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam, đặc biệt là hai thành
    phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
    Tìm phương pháp nâng cao chất lượng, sản lượng của sản xuất rau an toàn ở Việt Nam.
    Tìm giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn.
    - Phương pháp nghiên cứu:
    + Phương pháp thu thập tài liệu:
     Thu thập tài liệu đã có từ Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia,
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Cục thống kê
     Khảo sát thực tiễn, tham khảo ý kiến của người tiêu dùng, người sản xuất
    cũng như các cấp chính quyền.
     Tham khảo ý kiến các chuyên gia về quy trình cũng như các quy định cụ
    thể về sản xuất rau an toàn.
    + Phương pháp xử lý số liệu:
     Lựa chọn các số liệu hợp lý với đề tài đã chọn.
     Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích và so sánh các kết quả có được.
    Từ đó đưa ra những nhận xét về thực trạng sản xuất rau an toàn, đồng thời là cơ
    sở để đưa ra những giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam.
    3. Bố cục chuyên đề
    Bài viết của em gồm 3 phần chính:
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn
    Chương 2: Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn
    MỤC LỤC
    Lời mở đầu . 1
    Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn 7
    1.1. Khái niệm và vai trò của sản xuất rau an toàn . 7
    1.1.1. Khái niệm rau an toàn và nguyên nhân khiến rau không an toàn 7
    1.1.2. Vai trò của việc sản xuất rau an toàn . 9
    1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn 9
    1.2.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên . 9
    1.2.1.1. Điều kiện địa lý 9
    1.2.1.2. Điều kiện đất đai 10
    1.2.1.3. Điều kiện khí hậu . 11
    1.2.2. Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội . 12
    1.2.2.1. Đất đai . 12
    1.2.2.2. Lao động 12
    1.2.2.3. Vốn 12
    1.2.2.4. Thị trường 13
    1.2.2.5. Chính sách, cơ chế quản lý . 14
    1.2.2.6. Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ . 16
    1.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả của sản xuất rau an toàn 17
    1.3.1. Chỉ tiêu kết quả 17
    1.3.2. Chỉ tiêu hiệu quả 17
    1.4. Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn ở một số nước 18
    1.4.1. Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn ở Australia 18
    1.4.2. Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn ở Thái Lan 16
    Chương 2: Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam 24
    2.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam . 24
    2.1.1. Đánh giá thực trạng sản xuất rau ở Việt Nam 24
    2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu rau, hoa quả của Việt Nam . 28
    2.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội và TP.HCM . 32
    2.2.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội . 32
    2.2.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau và kết cấu hạ tầng cho sản
    xuất rau an toàn . 32
    2.2.1.2. Chất lượng rau an toàn . 37
    2.2.1.3. Tiêu thụ rau an toàn 40
    2.2.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Thành phố Hồ Chí Minh 43
    2.2.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng và kết cấu hạ tầng 43
    2.2.1.2. Chất lượng rau an toàn . 46
    2.2.1.3. Tiêu thụ rau an toàn 48
    2.3. Đánh giá chung về tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam . 52
    2.3.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân . 52
    2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân . 54
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển . 58
    sản xuất rau an toàn ở Việt Nam đến 2020 58
    3.1. Phương hướng phát triển sản xuất rau an toàn trong những năm tới . 58
    3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau an toàn . 59
    3.2.1. Các giải pháp về quản lý Nhà nước 59
    3.2.1.1. Tổ chức và quản lý đồng bộ . 59
    3.2.1.2. Về cơ chế chính sách 60
    3.2.1.3.Về kiểm tra chất lượng rau an toàn 62
    3.2.1.3. Về giải pháp kỹ thuật . 62
    3.2.2. Các giải pháp về những người sản xuất và các doanh nghiệp trong ngành hàng
    63
    3.2.2.1. Cần tổ chức sản xuất có quy mô, cần có các doanh nghiệp tham
    gia vào sản xuất và tiêu thụ rau an toàn . 63
    3.2.2.2. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư cho sản xuất
    rau an toàn 64
    3.2.2.3. Tăng cường nghiên cứu về giống và bảo tồn giống rau an toàn 65
    3.2.2.4. Tổ chức sản xuất rau an toàn theo đúng quy trình kỹ thuật . 65
    3.2.2.5. Mở rộng diện tích, tăng năng suất sản xuất rau an toàn . 66
    3.2.3.6. Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn 67
    Kết luận 69
    Tài liệu tham khảo . 70
    Phụ lục
     
Đang tải...