Chuyên Đề đề tài Thiết kế kho Silô bảo quản thóc

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    không tránh được chuột bọ, vi sinh vật phá hoại. Do đó chất lượng sau khi bảo quản là rất kém, hao hụt rất nhiều. Vấn đề đặt ra ở đây là lúa sau khi thu hoạch sẽ được bảo quản như thế nào để vẫn giữ được chất lượng tốt với tỷ lệ hao hụt thấp nhất. Kho bảo quản chính là giải pháp tối ưu cho vấn đề này.
    Do vậy tôi tính toán thiết kế hệ thống kho bảo quản để bảo quản lúa cho địa phương tôi.
    Nhưng trước hết để chọn được kiểu kho thích hợp, trước tiên ta đi xem xét đặc điểm, tính chất của đối tượng cần bảo quản là hạt thóc.

    1.1. Cấu tạo của hạt thóc:
    Lúa thuộc họ hoà thảo, giàu tinh bột cấu tạo gồm các bộ phận:
    - Vỏ hạt: bao toàn bộ hạt, có tác dụng bảo vệ hạt khỏi tác động ngoại cảnh. Lớp vỏ hạt là bộ phận quan trọng để bảo vệ phôi hạt, do đó trong quá trình bảo quản cần tránh gây xây xát.
    - Lớp Alơrông: bao quanh nội nhũ, chiếm khoảng 6,1% khối lượng hạt. Lớp Alơrông tập trung nhiều chất dinh dưỡng, nhưng rất dễ bị oxy hoá và biến chất trong điều kiện bảo quản không tốt. Do đó khi bảo quản lâu trong kho chờ xuất khẩu gạo cần phải loại bỏ hết lớp Alơrông.

    - Nội nhũ: là thành phần chủ yếu của hạt thóc cấu tạo chủ yếu của nội nhũ là tinh bột chiếm khoảng 90%. Do nội nhũ chứa nhiều tinh bột và là nơi dự trữ hô hấp của hạt vì vậy trong quá trình bảo quản nội nhũ bị hao hụt nhiều.
    - Phôi hạt: là bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng, là nơi dự trữ thức ăn cho mầm hạt nó nằm ở góc của hạt thóc. Đặc điểm của phôi hạt đó là xốp mềm, dễ hút ẩm, dễ biến chất và là nơi vi sinh vật dễ tấn công, phá hoại nên rất khó bảo quản. Vì vậy trong quá trình bảo quản thường được loại bỏ.

    1.2. Thành phần hoá học của hạt thóc:
    Thành phần hoá học cơ bản của hạt thóc bao gồm: Nước, Protêin, Cacbonhydrat. Ngoài ra còn có các thành phần hoá học khác như Vitamin, muối khoáng Ở đây chúng ta chỉ xét ba thành phần cơ bản:
    - Nước: chiếm từ 11 đến 14% thành phần của hạt. Trong tế bào nước thường tồn tại dưới dạng: liên kết hoá học, liên kết hoá lý và liên kết cơ học.
    - Protêin: hàm lượng chiếm khoảng 7 ¸ 10%, là thành phần dinh dưỡng chủ yếu của hạt. Trong quá trình bảo quản thì Nitơ tổng số ít thay đổi, chỉ có Nitơ protêin thay đổi khá nhiều, chúng phân giải thành các axít amin làm cho hàm lượng axít amin tăng lên.
    Cacbonhydrat: trong từng thành phần của hạt thóc, hàm lượng Cacbonhdrat khác nhau ở nội nhũ chiếm khoảng 73%, phần còn lại ở phôi và vỏ.
    Tinh bột và đường là chất dự trữ chủ yếu trong hạt (60 ¸ 70 %)
    Trong bảo quản, tinh bột và đường bị biến động khá nhiều.
    - Chất béo: là chất dự trữ năng lượng của hạt lúa (1,8 ¸ 2,5 %)
    - Chất khoáng
    - Vitamin
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...