Báo Cáo Đề tài: "Sự biến đổi của mô hình quan hệ giới trong gia đình ở vùng ven đô thị"

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨUĐề tài: "Sự biến đổi của mô hình quan hệ giới trong gia đình ở vùng ven đô thị" (Điển cứu trường hợp huyện Cần Giờ – Thành phố Hồ Chí Minh)

    1. Lý do chọn đề tài:

    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Giới là chủ đề được quan tâm nghiên cứu trong hai thập niên gần đây vì nó gắn liền với các chiến lược phát triển bền vững của quốc gia. Đã có khá nhiều đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm về giới ở Việt Nam với mục tiêu xác định mô hình quan hệ giới ở nhiều cấp bậc và môi trường xã hội khác nhau.


    3. Mục tiêu nghiên cứu
    - Tìm hiểu mô hình quan hệ giới ở vùng nông thôn ven đô, cụ thể sự phân công lao động, quyền ra quyết định, sự tiếp cận và sử dụng các nguồn lực giữa nam và nữ trong gia đình.
    - So sánh sự khác biệt giữa các thế hệ để nhận diện sự biến đổi mô hình quan hệ giới này.
    - Các nhân tố tác động đến sự biến đổi và định hình mô hình quan hệ giới hiện tại.

    4. Khách thể nghiên cứu
    - Nam – nữ đã có gia đình thuộc nhóm 3 nhóm tuổi thanh niên – trung niên – cao niên (25 – 70)
    - Nam – nữ thanh thiếu niên từ 15-25
    5. Địa bàn nghiên cứu
    - Huyện Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh
    6. Cơ sở lý luận

    7. Khung lý thuyết

    8. Giả thuyết nghiên cứu

    9. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng cách tiếp cận giới xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu.
    Phương pháp định tính và định lượng được kết hợp trong thiết kế, thu thập thông tin và phân tích kết quả nghiên cứu.
    Thu thập thông tin định lượng:
    - Các số liệu báo cáo về KTX H ở địa phương, quan tâm đến các số liệu chung và số liệu tách biệt giới; giới tính của người đứng tên chủ hộ.
    - Thu thập thông tin bằng bản hỏi
    Thu thập thông tin định tính:
    - Phỏng vấn sâu đại diện cá nhân ở từng nhóm khách thể nghiên cứu, đồng thời chú ý các đến các trường hợp có vấn đề để hình thành các nghiên cứu trường hợp. Thông tin phỏng vấn sâu còn tập trung khai thác các thông tin hồi tưởng của các nhóm người trung niên và cao niên về đặc điểm quan hệ giới trong cộng đồng mà họ đã từng trải qua. Qua đó so sánh sự tương đồng và khác biệt so với hiện nay
    - Thảo luận nhóm: Nội dung thảo luận nhóm được thiết kế để ghi nhận quan điểm chung cũng như cách đánh giá của cộng đồng về thực trạng quan hệ giới đang tồn tại, so sánh với quá khứ, và ghi nhận các ý kiến lý giải nguyên nhân biến đổi theo quan niệm và đặc điểm văn hóa của địa phương.
    Dung lượng mẫu và cách chọn mẫu:
    - Dung lượng mẫu dự kiến cho khảo sát bản hỏi là 560 người, chia là 4 nhóm, theo nguyên tắc 50% nam, 50% nữ:
    Tiêu chí nhóm​ SL cho Bản hỏi​ SL cho PVS​ SL cho TLN​ Giới tính
    Nam​ Nữ​ Nam​ Nữ​ Nam​ Nữ​ Nhóm nam + nữ thanh thiếu niên (chưa có gia đình) (15-25 tuổi)
    70​ 70​ 4​ 4​ 2​ 2​ Nhóm nam + nữ thanh niên đã có gia đình (25– 30)
    70​ 70​ 4​ 4​ 2​ 2​ Nhóm nam + nữ trung niên đã có gia đình (35 – 55)

    70​ 70​ 4​ 4​ 2​ 2​ Nhóm nam + nữ cao niên đã có gia đình ( trên 55)
    70​ 70​ 4​ 4​ 2​ 2​ Nhóm cán bộ địa phương
    ​ ​ 2​ 2​ ​ ​ Tổng cộng
    280​ 280​ 18​ 18​ 8​ 8​ - Cách chọn mẫu phi xác xuất theo cách chọn mẫu chỉ tiêu – các tiêu chí cụ thể để chọn địa bàn và nhóm trả lời phỏng vấn
    o Chọn địa bàn xã có đặc điểm vừa đô thị hóa nhưng vẫn những đặc trưng của nông thôn.
    o Nhóm trả lời phỏng vấn theo đặc điểm giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân ở trên
    o Danh sách mẫu được xây dựng từ danh sách nhân khẩu của địa phương (không theo đơn vị hộ gia đình). Sau khi phân theo nhóm đối tượng, được chọn ngẫu nhiên theo phần mềm SPSS theo dung lượng mẫu đã định. Việc áp dụng cách chọn ngẫu nhiên ở bước này chỉ để đảm bảo tình khách quan, hạn chế tình trạng thuận tiện/chủ quan trong quá trình lựa chọn tiếp xúc người được phỏng vấn. Sẽ chuẩn bị danh sách mẫu dự trữ, không quá 10% tổng mẫu.

    Ý tưởng khảo sát quan niệm và thực tế à tìm ra sự khác biệt giữa nam và nữ theo các thế hệ (giả định 3 thế hệ)
    I. Mô hình quan hệ giới
    1. Sự phân công lao động trong gia đình
    Vai trò sản xuất (lao động đóng góp thu nhập, thời gian dành cho lao động)
    Vai trò tái sản xuất ( các hoạt động tái sản xuất sức lao động như nội trợ & chăm sóc các thành viên)
    2. Quyền ra quyết định & Tạo quyền
    Sự tham gia ra quyết định ở các dạng/ loại hình công việc trong gia đình
    Sự coi trọng các ý kiến đưa ra bởi nam và nữ (ý kiến được quan tâm?)
    Vị trị của nam và nữ trong thang bậc giá trị của gia đình (xem trọng con trai hay con gái)
    3. Sự tiếp cận và sử dụng các nguồn lực
    Nguồn lực tài sản, đất đai, nghề nghiệp/ việc làm
    Tiếp cận giáo dục, y tế, truyền thông
    Sử dụng thời gian nhàn rỗi

    II. Các nhân tố tác động
    - Gia đình (các hoạt động kinh tế của gia đình, mức độ phụ thuộc của các thành viên )
    - Nhà trường (nhận thức nâng cao khi được giáo dục tốt từ NT à tư tưởng thoáng hơn so với trước?)
    - Truyền thông (báo viết, truyền hình, truyền thanh)
    - Vai trò của các tổ chức hội: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội phụ lão, hội nông dân (Tổ chức sinh hoạt về lối sống mới, gia đình mới )
    Khi hỏi về quan niệm: chú trọng so sánh trước đây thế nào? Hiện nay ra sao?
    Đánh giá của người trả lời về sự thay đổi à có thay đổi hay không?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...