Tiểu Luận Đề tài: So sánh một thuyết nữ quyền với một thuyết Xã hội học trước nữ quyền và tìm ra các quan điểm

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: So sánh một thuyết nữ quyền với một thuyết Xã hội học trước nữ quyền và tìm ra các quan điểm khác biệt trên vấn đề giới


    NỘI DUNG​Đề bài: So sánh một thuyết nữ quyền với một thuyết Xã hội học trước nữ quyền và tìm ra các quan điểm khác biệt trên vấn đề giới
    Lý thuyết cấu chức chức năng Xã hội học và lý thuyết nữ quyền tự do có những quan điểm nhìn nhận về giới. Trong những quan điểm về giới của hai lý thuyết đó có những quan điểm giống và khác nhau. Cả hai lý thuyết đều nghiên cứu về giới, về sự bất bình đẳng giới, các lý tưởng giới và các vai trò của giới. Để có một cái nhìn sâu sắc về giới của hai lý thuyết trên, xem xét trên những khía cạnh khác nhau về giới.
    *Lý thuyết chức năng.
    -Trong khuôn khổ này, việc tập trung chú ý vào phụ nữ do chức năng và vai trò của họ trong xã hội góp phần vào sự ổn định, được coi là mang tính chức năng, vì chúng góp phần làm thay đổi nhanh chóng, như việc đi vào thị trường lao động được trả công với con số ngày một trang bị coi là mang tính phi chức năng (Park, 1967).
    Như chúng ta thấy, quan điểm này không ủng hộ việc phụ nữ tham gia vào thị trường lao động. Nó ủng hộ việc gắn phụ nữ với gia đình, với những công việc nội trợ, hy sinh về chồng vì con.
    Có lẽ bài viết về Xã hội học có ảnh hưởng nhất về phụ nữ với quan điểm những người theo thuyết chức năng là bài của Parsons parsons nhìn nhận gia đình hạt nhân là điều tất yếu trong một xã hội công nghiệp hoá do bị cô lập - phân hoá xã hội do bị cô lập, chuyển dịch địa lý và nhu cầu về nhân lực cho quốc gia công nghiệp hoá tạo ra. Từ sự cô lập này nổi lên hai vai trò rõ rệt cho nam và nữ với nam đảm nhận vai trò công cụ tích cực và nữ đảm nhận vai trò tình cảm xã hội (Parsons, 1949; parson và Bales, 1955).
    T. Parsons đa mở đường cho sự tranh luận về sự phân công lao động theo giới trong thuật ngữ về các vai trò Parsons (1959) chững minh rằng, phụ nữ có một bản năng đối với việc nuôi dưỡng như là một kết quả về vai trò tái sinhẩin của họ được dựa trên cơ sở sinh học, và điều này tạo cho họ phù hợp một cách lý tưởng với một vai trò “tình cảm” trong gia đình hạt nhân. Một vai trò “tình cảm liên quan đến sự chăm sóc về nhu cầu thể chất và tình cảm của tất cả các thành viên gia đình, đặc biệt những đứa trẻ còn phụ thuộc.
    Theo sự giải thích của Parsón (1951, 1954) thì giới tính đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì xã hội, ít nhất trong hình thức truyền thống, ông khẳng định giới tính là hệ thống quan trọng của quan điểm văn hoá liên kết nam giới và nữ giới trong các đơn vị gia đình, và đến lượt mình, gia đình trở thành một trung tâm hoạt động xã hội.
    Phụ nữ dùng để duy trì hoạt động bên trong gia đình, quán xuyến công việc nội trợ và nhận trách nhiệm nuôi con. Nam giới thực hiện chức năng liên kết gia đình với xã hội rộng lớn hơn. Chủ yếu thông qua sự tham gia của họ trong lực lượng lao động.
     
Đang tải...