Tiểu Luận Đề Tài Sáng chế - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong xã hội hiện đại cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, song song với đó, nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn. Thế nhưng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình, con người không thể trông chờ vào sự ban ơn của tự nhiên mà còn phải tiến hành sản xuất, muốn sản xuất con người phải có nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ .và hợp thành nguồn lực cho sự phát triển, trong đó nguồn lực con người là yếu tố nền tảng và quan trọng nhất. Khi chúng ta đề cập đến tính nền tảng của nguồn nhân lực tức đề cập ra đến sự sáng tạo của những nguồn lực lao động, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng để thay thế cho hoạt động lao động của con người, tạo ra nhưng bước nhảy vọt trong kỹ thuật sản xuất, thể hiện khả năng chế ngự, làm chủ và khai thác tự nhiên của con người. Còn khi đề cập đến khía cạnh quan trọng nhất của nguồn nhân lực đó là nói đến sự sáng tạo của con người là vô tận, sự sáng tạo đó dẫn đến ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm mà sản phẩm đó có chức năng như một phương tiện đáp ứng nhu cầu của con người. Nó được xem như là một biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết một vấn đề xác định hay nói cách khác đó chính là giải pháp kỹ thuật. Tuy nhiên không phải tất cả giải pháp kỹ thuật đều được bảo hộ mà chỉ những giải pháp kỹ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế được pháp luật quy định mới được công nhận là sáng chế.
    PHẦN I: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của sáng chế ở Việt Nam.
    PHẦN 2: Thực tiễn bảo vệ sáng chế ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
    Phần III. Hướng giải pháp khắc phục, hoàn thiện để bảo vệ quyền sáng chế.
    Tổng Kết:
    Từ các phân tích, đánh giá ở trên về sáng chế nhóm xin rút ra kết luận sau. Bảo hộ sáng chế không chỉ mang lại lợi ích cho chủ sở hữu sáng chế, mà còn tác động đến cả nền kinh tế xã hội. Có bảo hộ sáng chế, chúng ta mới có thể khuyến khích sáng tạo ra công nghệ mới, như đã nói ở trên sáng chế không dễ dàng được tạo ra mà đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu, thời gian, công sức của nhà sáng chế nhưng lại rất dễ bị sao chép, dễ bị bắt chước và đưa vào khai thác để sinh lời. nếu không có bảo hộ thì ai cũng có thể khai thác sáng chế đó mà không phải hao phí cho việc đầu tư nghiên cứu. Bị đối thủ cạnh tranh cướp đoạt thành quả lao động và lợi nhuận, nhà sáng chế và người đầu tư kinh phí sẽ không còn động lực để lặp lại quy trình sáng tạo, bởi vì họ đầu tư lớn mà thành công lại nhỏ. Điều này sẽ gây tổn thất không chỉ cho bản thân nhà sáng chế mà làm ảnh hưởng đến cả xã hội. Do đó, tăng cường bảo hộ sáng chế sẽ ngăn chặn việc sử dụng các sản phẩm khoa học công nghệ một cách bất hợp pháp giúp chủ sở hữu có thể bảo vệ được thành quả sáng tạo của mình và tiếp tục đầu tư phát triển tạo ra sáng chế mới. Bên cạnh đó, việc bảo hộ sáng chế còn tạo môi trường kinh doanh lành mạnhhơn nếu không có hệ thống bảo hộ sáng chế, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sẽ không cần đầu tư sáng tạo mà đơn giản chỉ cần bắt chước, sao chép các sáng chế của người khác với chi phí rẻ hơn nhiều. Kết quả là các nhà sản xuất chân chính không có khả năng thu hồi vốn để bù đắp những chi phí cần thiết trong quá trình triển khai, chứ chưa nói đến việc tiếp tục đầu tư, lặp lại quá trình sáng tạo. Và rất có thể họ sẽ bị chính các đối thủ cạnh tranh của mình loại ra khỏi thị trường. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế cũng như các đối tượng sở hữu công nghiệp khác một cách không thỏa đáng bị coi là rào cản đối với thị trường tự do và mở cửa. Ngược lại, bảo hộ sáng chế có hiệu quả chính là nhằm giữ gìn một môi trường trong sạch cho các hoạt động sáng tạo và kinh doanh, từ đó đảm bảo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Cuối cùng, việc bảo hộ sáng chế tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giao công nghệ và đầu tư – một hệ thống bằng độc quyền sáng chế mạnh và thực thi phù hợp còn là điều kiện tiên quyết cho hoạt động chuyển giao công nghệ và đầu tư, thông qua việc tạo ra một môi trường an toàn cho các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh và tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Chính vì vậy việc bảo vệ sáng chế tạo ra và giữ gìn một môi trường trong sạch cho hoạt động kinh doanh và sáng tạo.
    Việc bảo vệ các sản phẩm sở hữu nói chung, bảo vệ sáng chế nói riêng không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, xã hội mà ngay chính bản thân mỗi người cũng phải tự nâng cao ý thức tôn trọng các sản phẩm này. Chính bảo vệ sáng chế mới có thể giúp cho kinh tế phát triển, hoạt động đầu tư sẽ ngày càng được đẩy mạnh. Nhiều người sẽ ngày càng có động lực để tạo ra nhiều sản phẩm sáng chế có giá trị hơn nữa, nhà đầu tư an tâm áp dụng mà không lo sợ bị sao chép. Hành động ngay hôm nay chính là đầu tư có lợi nhất cho sự thịnh vượng của Việt Nam sau này!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...