Luận Văn đề tài: Rối loạn sắc khí - nguyên nhân bản chất của căn bệnh trầm cảm

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: RỐI LOẠN SẮC KHÍ - NGUYÊN NHÂN BẢN CHẤT CỦA CĂN BỆNH TRẦM CẢMBệnh căn của trầm cảm chủ yếu
    Yếu tố di truyền
    Mặc dù đã có một số bằng chứng phủ định, nhưng người ta vẫn luôn cho rằng yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến nguy cơ bị trầm cảm. Chẳng hạn, McGuffin và các cộng sự (1996), đã tìm ra rằng 46% các cặp sinh đôi cùng trứng cùng bị trầm cảm, trong khi ở các cặp sinh đôi khác trứng, tỉ lệ này là 20%. Tương tự, Wender và các đồng nghiệp của mình, vào năm 1986, đã tiến hành một nghiên cứu trên 2 nhóm khách thể: Nhóm thứ nhất là họ hàng của những người con nuôi đã trưởng thành và từng bị trầm cảm. Thứ hai là nhóm con nuôi. Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tìm hiểu các thông số về tuổi tác, tình trạng kinh tế - xã hội và khoảng thời gian những người con nuôi sống với mẹ ruột không bị trầm cảm. So sánh tỉ lệ trầm cảm giữa hai nhóm, thấy rằng ở nhóm khách thể thứ nhất, tỉ lệ bị trầm cảm nhiều gấp 8 lần và đã từng thử tự sát nhiều gấp 15 lần, so với họ hàng ruột của chính những người con nuôi này. Không thấy có sự khác biệt giữa các nhóm khi xét đến những mức độ trầm cảm nhẹ.
    Bộ máy sinh học
    Cả chất norepinephrine và serotonin đều được coi là các nguyên nhân gây nên trầm cảm. Ban đầu, người ta đã nghĩ rằng sự giảm chất dẫn truyền thần kinh có ảnh hưởng đến tâm trạng. Ngày nay, quan niệm đơn giản này đã bị những dữ liệu gần đây phủ định. Có vẻ như tâm trạng là kết quả của sự tương tác giữa serotonin và norepinephrine. Thậm chí nó có thể là kết quả của sự tương tác giữa hai chất này với các cơ quan khác của não. Ví dụ, Rampello và đồng nghiệp (2000) đã giải thích rằng tâm trạng là kết quả của sự không cân bằng giữa một số chất dẫn truyền thần kinh, bao gồm serotonin và norepinephrine, dophamine và acetylcholine. Có thể là serotonin đóng vai trò quá lớn trong việc kiểm soát các cơ quan khác nhau của não, và sự giảm chất này đã phá vỡ hoạt động trong các cơ quan này, dẫn đến trầm cảm. Khu vực não có liên quan chủ yếu đến trầm cảm là hệ limbic. Theo mô hình tâm sinh lý học, các quá trình này xảy ra do tác động của cả các yếu tố tâm lý - xã hội lẫn yếu tố di truyền; do đó, nó đòi hỏi mức độ quan tâm thích đáng của mỗi lĩnh vực, trước khi một giai đoạn trầm cảm diễn ra.
     
Đang tải...