Tiểu Luận đề tài: “Phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình với việc lập kế hoạc

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: “Phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình với việc lập kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động năm 2005”


    Phần mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    Thế kỷ 21 là thế kỷ đánh dấu những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới. Xu hướng toàn cầu hóa làm nhanh đẩy mạnh tốc độ cạnh tranh quốc tế và phát triển công nghệ mới. Do đó nó tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực lao động - việc làm, kéo theo sự phân tầng giữa các tầng lớp dân cư và làm phát sinh những vấn đề xã hội mới. Những tác động này ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng.
    Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng có nêu: Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức mà bản thân người lao động không biết nghề hoặc biết nghề không đến nơi đến chốn thì rất khó tìm việc làm, ngày nay người ta quan tâm chủ yếu đến chất lượng lao động chứ không tập trung vào khai thác số lượng lao động như trước đây.[2; 86]. Chính vì vậy Văn kiện Đại hội Đảng IX có quan điểm chỉ đạo: Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục và hệ thống quản lý giáo dục theo hướng phù hợp và phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương, coi trọng công tác hướng nghiệp Trong đó Đại hội đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ đẩy mạnh XKLĐ, phát triển đa dạng các loại hình trường trung học và dạy nghề, “Hiện đại hóa một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội”.[1; 172]
    Hòa cùng guồng máy phát triển của nền kinh tế cả nước, Hòa Bình cũng phải đối mặt với những thách thức và thời cơ khi Việt Nam thực hiện các cam kết hội nhập khu vực ( AFTA ), hiệp định thương mại Việt - Mỹ( BTA ), hội nhập thương mại quốc tế ( WTO ). Điều này sẽ dẫn đến việc một số ngành nghề có xu hướng giảm sút trong khi một số ngành nghề ( hoặc ngành nghề mới ) lại có điều kiện phát triển, dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề. Do vậy công tác đào tạo nghề cũng phải linh hoạt nhằm đối phó với những thay đổi quan trọng do quá trình hội nhập khu vực và quốc tế mang lại.
    Trong khi đó, một thách thức khác mà tỉnh Hòa Bình đã và đang phải đối mặt là tình hình phát triển nguồn nhân lực khá chậm chạp. Tỷ lệ lao động chưa đạt trình độ tiểu học vẫn còn khá cao trong tổng lự lượng lao động và giảm rất chậm từ 23,69% (1996) giảm xuống còn 18,51% (2000); tỷ lệ lao động có trình độ phổ thông không mấy chuyển biến trong thời gian qua. Trong khi đó tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng rất thấp. Năm 2000, lực lượng lao động không có kỹ năng chiếm tới 90,03%, trong khi tỷ lệ này của toàn quốc là 84,54%. Sự chuyểm biến về trình độ lao động có tay nghề cũng rất chậm, chỉ tăng được 2,11% của cả thời kỳ 5 năm (1996:7,86% và 2000: 9,97%). Điều này đồi hỏi công tác đào tạo nghề cần phải được chú trọng và tăng cường hơn nữa.
    Mặt khác, chiến lược kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2001 - 2010 nhằm đạt mục tiêu đưa thị xã Hòa Bình thành Thành phố Hòa Bình, nâng cấp lên thành đô thị loại III, nâng cấp thị trấn Lương Sơn thành thị xã Lương Sơn sẽ làm thay đổi cơ cấu dân số lao động, tăng tỷ lệ dân cư và lao động đô thị của cả tỉnh. Một số ngành nghề, khu vực mới sẽ được mở rộng và phát triển, nhất là du lịch và dịch vụ trong tổng thể đô thị Hà Nội - Hà Đông - Xuân Mai - Lương Sơn - Hòa Bình sẽ tạo việc làm, thu hút lao động.Vấn đề đặt ra là tổ chức quản lý tốt di chuyển dân cư và lao động, gắn thu hút lao động có kỹ thuật mà tỉnh chưa đáp ứng được với giải quyết việc làm tại chỗ, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
    Đây là những thuận lợi rất lớn đồng thời cũng đặt ra những thách thức về nâng cao chất lượng lao động, đào tạo nghề để làm sao cho nguồn lao động của tỉnh có thể đáp ứng được với sự thay đổi cơ cấu ngành nghề và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết TW2 (khóa VIII) và kế hoạch 101 (khóa XII ) của Tỉnh ủy tỉnh Hòa Bình về định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT nêu rõ: “Đẩy mạnh công tác dạy nghề, học nghề, phát triển hệ thống trung học nghề, gắn với phục vụ phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và địa phương; chỉ đạo việc dạy nghề cho học sinh trung học phổ thông hàng năm đạt từ 40 - 50% số học sinh được học nghề”.[13; 142]
    Như vậy đào tạo nghề là một việc làm hết sức cần thiết để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2001 - 2010. Tuy nhiên đào tạo nghề muốn có hiệu quả đòi hỏi công tác lập kế hoạch cần hết sức linh hoạt và chính xác. Điều này phụ thuộc vào năng lực của đơn vị đứng ra đảm nhiệm công tác lập kế hoạch đào tạo nghề. Với chức năng là quản lý nhà nước về lĩnh vực đào tạo - dạy nghề, phòng Dạy nghề (Thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hòa Bình) có nhiệm vụ lập kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hàng năm.
    Xuất phát từ những lý do trên, qua thời gian được thực tập; quan sát và nghiên cứu hoạt động của phòng Dạy nghề, người viết mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu công tác lập kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động của phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2004 - 2005”.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Lập kế hoạch là một trong những chức năng cơ bản của quản lý, vì thế nghiên cứu về lập kế hoạch cũng như các khía cạnh của lập kế hoạch (ví dụ: lập kế hoạch đào tạo) được đề cập rất nhiều trong các tác phẩm:
     
Đang tải...