Chuyên Đề Đề tài: "Nhận thức của sinh viên An ninh nhân dân về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạ

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: "Nhận thức của sinh viên An ninh nhân dân về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đưc Hồ Chí Minh"
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết:
    Văn hóa, đạo đức là bộ phận trọng yếu của nền tảng tinh thần và là động lực để phát triển xã hội. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên có nguy cơ làm giảm sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, tác động đến sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội. Sự suy giảm đạo đức, lối sống đang phá hoại hạnh phúc nhiều gia đình, làm suy giảm nguồn nhân lực, gây hậu quả lớn về kinh tế do không phát huy được nguồn lực để phát triển đất nước. Sự suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay đang là vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội. Nó làm cho nhân dân lo lắng, bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, đến việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lí đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là một nguy cơ lớn, liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”. Trong khi đặt phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, Đảng ta đã khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người, vai trò nền tảng tinh thần và động lực phát triển của văn hóa, đạo đức. Giáo dục đạo đức là một trong những biện pháp đảm bảo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, sự ổn định xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững của đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Văn hóa, đạo đức là động lực phát triển của xã hội. Công cuộc đổi mới đất nước đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao, cần phải phát huy mạnh mẽ nội lực, giải phóng mọi tiềm năng cho sự phát triển. Phát huy mạnh mẽ những chuẩn mực đạo đức mới như năng động, sáng tạo, quyết tâm vượt khó làm giàu, , là động lực tinh thần to lớn để đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Kinh tế thị trường càng phát triển, càng đặt ra yêu cầu cao về đạo đức xã hội nói chung, đạo đức trong sản xuất, kinh doanh nói riêng. Xã hội muốn giàu mạnh, văn minh, phát triển bền vững, mỗi cá nhân muốn thành đạt, phải biết cạnh tranh và hợp tác, năng động, sáng tạo, lao động có kỉ luật, có kĩ thuật, có năng suất, có chất lượng, hiệu quả cao, đồng thời phải tôn trọng chữ “tín”, có lương tâm nghề nghiệp. Đó cũng chính là những yêu cầu và giá trị đạo đức phải xây dựng trong kinh tế thị trường. Trong bất kì giai đoạn cách mạng nào, đặc biệt trong tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống nghiêm trọng như hiện nay, cán bộ, đảng viên của Đảng muốn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, lãnh đạo được quần chúng, nhất thiết phải học tập, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành tấm gương sáng về đạo đức. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên, cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Học tập, tu dưỡng đạo đức thường xuyên là cơ sở để hoàn thiện mỗi cá nhân, vì đạo đức của mỗi người không phải tự nhiên xuất hiện, mà do mỗi người tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn và tiếp thu sự giáo dục, quản lý của tổ chức, tập thể, cộng đồng, gia đình và xã hội. Vì vậy, để giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp, đòi hỏi mỗi người phải thường xuyên học tập, tu dưỡng, rèn luyện, tự hoàn thiện chính bản thân mình. Mọi sự buông thả, thiếu tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng, xa rời sự quản lý, giáo dục của tập thể, cộng đồng, đoàn thể và gia đình là con đường dẫn tới hư hỏng, tự đánh mất chính bản thân mình. Hiện nay, đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trở nên hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luôn là bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua thử thách, khó khăn để tiến lên. Đặc biệt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một biện pháp quan trọng để mọi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thoái “có tính nghiêm trọng” về đạo đức, lối sống, giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng. Với những lý do trên người nghiên cứu chọn đề tài “Nhận thức của sinh viên An ninh nhân dân về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh””. Nhằm nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn nội dung chủ yếu, nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ đó rút ra ý nghĩa trong công tác rèn luyện đối với sinh viên An Ninh.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Làm rõ nhận thức của sinh viên An ninh đối với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua đó, đưa ra một số ý kiến, đề xuất nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên An ninh đối với cuộc vận động này.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu: nhận thức của sinh viên trường Đại học an ninh nhân dân về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Phạm vi nghiên cứu: sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người nghiên cứu dựa trên phương pháp luận Chủ Nghĩa Mác_Lênin, đồng thời vận dụng một số phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận, đọc thu thập phân tích các tài liệu có liên quan. - Phương pháp quan sát đến đề tài. -Phương pháp thống kê so sánh. - Phương pháp điều tra xã hội học.

    5. Bố cục chuyên đề:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
    Chương 2: Nhận thức của sinh viên trường Đại học An Ninh nhân dân về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
    Chương 3: Những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại học An Ninh nhân dân đối với cuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...