Chuyên Đề Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính đa thanh trong ngôn ngữ truyện ngắn nam cao

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    "Đề tài nghiên cứu khoa học: TÍNH ĐA THANH TRONG NGÔN NGỮ TRUYỆN NGẮN NAM CAO "


    LỜI NÓI ĐẦU


    Hơn 2000 năm trước, Trang Tử đã có một triết lý rất hay về biển cả: “Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều ra đi từ đó, nhưng nó không vơi, và nó cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước nhưng nó không đầy”. Văn học cũng như những nguồn nước đều đi ra từ biển cả cuộc đời. Và hàng ngày, tiếng sóng thuỷ triều vẫn âm vang chuyên chở ấy có bao giờ ngừng nghỉ, cũng như mảnh đất hiện thực có bao giờ vơi đi khi người nghệ sĩ đến đó để chở nắng chở gió cuộc đời và tưới mát muôn cây. Nam Cao cũng như bao người nghệ sĩ khác tâm hồn ông, nỗi đau, niềm vui sướng khổ của ông luôn gắn chặt với mỗi mảnh đời, mỗi con người để từ đó kết tinh lại thành những trang văn tài hoa, nhức nhối (?)


    Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí, ông xuất thân từ một gia đình đông con ở làng Đại Hoàng, Tổng Cao Đà, phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nam. Ông may măn được học hành chu đáo, đến bậc thành chung.


    Nam Cao viết văn từ năm 1936, song đến năm 1941, với “Chí Phèo”, ông mới thực sự đi vào nghiệp văn chương. Sáng tác của Nam Cao xoay quanh hai đề tài quen thuộc đó là: đời sống tri thức tiểu tư sản lớp dưới và cuộc sống khốn khổ của những người nông dân.


    Tiêu biểu cho mảng đề tài về người trí thức lớp dưới là các truyện ngắn: “Đời Thừa”, “Mua nhà”, “Giăng sáng”, “Những truyện không muốn viết” Nam Cao miêu tả một cách chân thực cuộc sống dở sống dở chết của những nhà văn, nhà giáo nghèo khi mà “gánh nặng áo cơm ghì sát đất” và phải sống một cuộc sống “Đời Thừa”.


    MỤC LỤC:


    LỜI MỞ ĐẦU



    NỘI DUNG



    Phần I: Tính đa thanh trong văn tự sự


    Phần II: Biểu hiện của tính đa thanh trong ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao


    Phần III: Giá trị nghệ thuật của tính đa thanh và tài năng của Nam Cao



    KẾT LUẬN


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
Đang tải...