Luận Văn Đề tài nghiên cứu khoa học: Dạy học các nội dung kinh tế, văn hoá phần lịch sử việt nam ở lớp 7 trườ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu khoa học: DẠY HỌC CÁC NỘI DUNG KINH TẾ, VĂN HOÁ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở LỚP 7 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ


    MỞ ĐẦUI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀIĐảm bảo tính toàn diện là một trong những nguyên tắc dạy học quan trọng của quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nguyên tắc đó thấu suốt trong tất cả các khâu từ xác định mục đích, nhiệm vụ đến nội dung, phương pháp dạy học. Yêu cầu đầu tiên của việc thực hiện nguyên tắc này là làm cho học sinh nhận thức lịch sử một cách toàn diện. Học sinh cần và phải được trang bị những kiến thức cơ bản, vững chắc về các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, tư tưởng trong sự phát triển của xã hội loài người từ trước đến nay. Có như vậy, các em mới nhận thức được bức tranh lịch sử dân tộc và thế giới một cách chân thực, trọn vẹn. Cùng với những tri thức về chính trị, quân sự, những tri thức về kinh tế, văn hoá có tác dụng giáo dục rất lớn, giúp các em biết quí trọng, yêu lao động và những giá trị vật chất, tinh thần của cha ông mà gìn giữ và phát huy. Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS), các em hiếu động ham học hỏi, hiểu biết và khám phá những tri thức mới, việc cung cấp những tri thức về kinh tế, văn hoá giúp các em có những hiểu biết phong phú góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người toàn diện.
    Thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THCS hiện nay cho thấy có nhiều bất cập, nhiều giáo viên chỉ chú ý giới thiệu những nội dung về lịch sử chính trị, quân sự mà xem nhẹ hoặc chưa khai thác sâu những kiến thức về kinh tế, văn hoá. Nguyên nhân chính của tình trạng này, theo chúng tôi là do giáo viên chưa có quan niệm đúng về việc dạy học các nội dung kinh tế, văn hoá, chưa xác định rõ vai trò, vị trí của nó đối với việc thực hiện các nhiệm vụ của bộ môn (giáo dưỡng, giáo dục và phát triển), chưa lựa chọn và áp dụng các biện pháp dạy học có hiệu quả cho các loại bài kinh tế, văn hoá.
    Những năm gần đây, cùng với những biến động chính trị phức tạp, sự thay đổi nhanh chóng về đời sống kinh tế dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần con người. Bên cạnh những yếu tố tích cực, xuất hiện không ít những hiện tượng tiêu cực đáng lo ngại tác động tới thế hệ trẻ, gây tâm lý lo lắng cho cha mẹ học sinh, cho nhà trường và xã hội. Điều này đặt ra cho sự nghiệp giáo dục nói chung, nhà trường phổ thông nói riêng cần tăng cường hơn nữa nhiệm vụ giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh vốn sống lành mạnh, chuẩn bị những hành trang cần thiết để vững bước ở thế kỷ XXI.
    Thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông cũng cho thấy, nếu giáo viên biết khai thác những nội dung kinh tế, văn hoá trong sách giáo khoa sẽ có tác dụng nhiều mặt. Ngoài việc giúp học sinh hiểu đúng, toàn diện tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc và xã hội loài người, những tri thức về kinh tế, văn hoá sẽ góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan duy vật, khoa học, có thái độ đúng đắn đối với những thành quả của lao động sản xuất, những di sản văn hoá của loài người và dân tộc, giáo dục quan điểm, xúc cảm thẩm mĩ để hoàn thiện nhân cách học sinh, xây dựng con người mới Việt Nam. Khi lĩnh hội các nội dung kinh tế, văn hoá, học sinh có ý thức kế thừa, trân trọng và phát huy các giá trị vật chất, tinh thần, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc, đồng thời biết tiếp thu, chọn lọc những tinh hoa của các dân tộc trên thế giới làm đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn và giải quyết vấn đề: “Dạy học các nội dung kinh tế, văn hoá phần lịch sử việt nam ở lớp 7 trường trung học cơ sở”. Chọn vấn đề này, trên cơ sở phân tích những nội dung kinh tế, văn hoá trong chương trình, sách giáo khoa Lịch sử lớp 7 nhằm thực hiện nhiệm vụ cụ thể của bộ môn, chúng tôi muốn khẳng định rõ tính toàn diện trong nhận thức lịch sử và đề xuất một số biện pháp dạy học cụ thể, thiết thực cho các loại bài kinh tế, văn hoá góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược đào tạo con người của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
     
Đang tải...