Luận Văn Đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng về chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình phát triển kin

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng về chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2000-2009 và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2010 -2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

    Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Tuyên Quang từ nay đến năm 2020, với mục tiêu đưa Tuyên Quang trở thành một tỉnh phát triển khá trong khu vực miền Bắc và đạt mức trung bình của cả nước, đã quyết định xây dựng Tuyên Quang phát triển toàn diện, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được giữa vững, an ninh quốc phòng được đảm bảo. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu kinh tế là công nghiệp – dịch vụ - nông lâm nghiệp.
    Thời gian qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, chương trình giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng như mỗi gia đình và bản thân người lao động. Chương trình này bước đầu đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người lao động. Cụ thể là: (i) số việc làm mới được tạo ra hàng năm khá cao và ổn định; (ii) cơ cấu lao động đang chuyển dịch tích cực; (iii) hiệu quả việc làm dần được cải thiện .
    Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong việc giải quyết nhu cầu việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội từ nay đến năm 2020. Bước sang thời kỳ mới (thời kỳ 2010 – 2020), Tuyên Quang đang đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ mới: đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 14%; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và cơ cấu lao động theo hướng giảm dần số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, tăng số lượng lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ . Để thực hiện thành công nhiệm vụ trên, đòi hỏi phải có một nghiên cứu tổng thể với những phương pháp tiếp cận vấn đề một cách khoa học, khách quan nhằm đánh giá thực trạng về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, số lượng và chất lượng lực lượng lao động của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, làm căn cứ đề xuất những giải pháp và chính sách có luận cứ khoa học trong việc thúc đẩy chuyển dich cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế trong từng giai đoạn.
    Chương I: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu lao động
    Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2009
    Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
     
Đang tải...