Luận Văn ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ : Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ


    Tên đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai.

    Mã số: B 2005 - 03 - 65

    Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Hạnh

    Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

    Thời gian thực hiện: 2005 - 2006


    1. Mục tiêu:

    + Khảo sát, phân lích, đánh giá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai.

    + Khẳng định thành tựu, hạn chế và đóng góp của tiểu thuyết Chu Lai vào quá

    trình đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết.


    2. Nội dung chính:

    Chương 1 : Một số đặc điểm nổi bật của thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của

    Chu Lai.

    Chương 2: Cảm hứng nghệ thuật và kiểu nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của

    Chu Lai.

    Chương 3: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của

    Chu Lai.

    3. Kết quả chính đạt được:

    Là tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập bộ môn Lý luận Văn

    học cho giáo viên và sinh viên trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên.




    A- PHẦN MỞ ĐẦU:

    I - Lí do chọn đề tài:

    1. Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểu thuyết của Chu Lai là một hiện

    tượng văn học nổi bật từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay. Hàng loạt tiểu thuyết của

    Chu Lai ra đời dồn dập trong thời gian qua đã được bạn đọc yêu mến tìm đọc, được

    các nhà nghiên cứu - phê bình văn học quan tâm nghiên cứu và đánh giá cao. Hàng

    trăm bài phê bình văn học và một số luận văn thạc sĩ tìm hiểu tiểu thuyết của Chu Lai

    đã xuất hiện. Nhưng một công trình nghiên cứu toàn diện thế giới nghệ thuật trong tiểu

    thuyết của Chu Lai vẫn còn vắng bóng. Đây là lí do để chúng tôi thực hiện đề tài này.

    2. Nghiên cứu, đánh giá tác phẩm của một tác giả đã có vị trí ổn định trên văn

    đàn đã khó khăn, tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật, đánh giá tài năng và khẳng

    định những dấu hiệu phong cách của một tác giả mà hàng trình sáng tạo còn đang vận

    động, biến đổi chưa hoàn kết thì còn khó khăn hơn. Chính vì thế, chúng tôi muốn góp

    phần nhận diện một gương mặt văn xuôi đang hình thành phóng cách, có những tác

    phẩm nóng hổi tính thời sự của cuộc sống hôm nay.

    3. Nghiên cứu hành hình sáng tác của Chu Lai, chúng ta thấy các tiểu thuyết của

    ông có sự vận động, biến đổi về thi pháp thể loại. Có thể coi đây là một hiện tượng văn

    học có tính điển hình, chứng minh cho quá trình vận động, chuyển đổi của tiểu thuyết

    Việt Nam hiện đại từ mô hình tiểu thuyết sử thi sang mô hình tiểu thuyết phi sử thi. Từ

    đó, Chúng ta có cơ sở khoa học và sự đánh giá chính xác hơn thành tựu cũng như các

    hạn chế mang tính lịch sử của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.


    II - Lịch sử vấn đề:

    Tiểu thuyết của Chu Lai từ khi xuất hiện đến nay luôn được các nhà nghiên cứu

    phê bình văn học quan tâm đặc biệt. Với khá nhiều bài báo chuyên khảo và luận văn

    thạc sĩ nghiên cứu về sáng tác của Chu Lai nói chung và về tiểu thuyết của ông nói

    riêng, nhiều phương diện trong thi pháp tiểu thuyết của Chu Lai đã được tìm hiểu,

    đánh giá ở những mức độ khác nhau. Tập hợp phân loại và đánh giá các công trình

    nghiên cứu ấy, chúng tôi thấy nổi bật lên năm vấn đề lớn đã được tìm hiểu sau đây:

    1. Sự mở rộng và đi sâu vào đề tài chiến, tranh và người lính.

    Phần lớn các sáng tác của Chu Lai, dù ít hay nhiều, đều khai thác đề tài chiến

    tranh và người lính với cái nhìn sâu sắc, đau đớn và nhân bản. Các nhà phê bình văn

    học đều khẳng định thành công của Chu Lai ở mảng đề tài này. Bùi Việt Thắng nhận

    xét: “Tiểu thuyết của Chu Lai giới thiệu nhiều vấn đề đáng quan tâm trên đề tài chiến

    tranh với ý nghĩa như một đề tài lịch sử” [l02]. Nguyễn Hoà lại từ một tác phẩm cụ thể

    của Chu Lai mà khẳng định những phát hiện mới của nhà văn: "Với khúc bi tráng mới

    cùng Chu Lai muốn thể hiện cách nhìn của anh về chiến tranh qua những tình huống bi

    kịch để chiêm nghiệm xem con người đã làm thế nào để vượt thoát ra khỏi những tình

    huống bi kịch ấy . ” [48].

    2. Thành tựu ở đề tài số phận người tính thời hậu chiến: Có khá nhiều bài viết về

    vấn đề này và đều khẳng định lòng trung thực, sự dũng cảm và khả năng “đào sâu” tận

    cùng hiện thực của nhà văn phát hiện những "mảnh đời" còn khuất lấp, từ đó rút ra

    những triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là Bùi Việt Thắng [101], Nguyễn Hương Giang

    [42] , Hồng Diệu [29] , Nguyễn Thanh Tú [115] , Theo nhà văn Ma Văn Kháng, tiểu

    thuyết của Chu Lai đã “đối mặt trực tiếp với những vấn đề bức bối của đời sống xã hội

    hôm nay” [l17].

    3. Vấn đề đổi mới quan niệm về hiện thực và con người.

    Ở vấn đề này, chúng tôi bắt gặp ý kiểm của nhà phê bình Lê Thành Nghị; "Chu

    Lai đã không ngần ngại đưa ra ánh sáng những điều lâu nay còn bị dấu kín" [85].

    Trong luận văn, thạc sĩ "Tiểu thuyết Chu Lai thời kì đổi mới", tác giả Nguyễn Văn

    Chung đã khẳng định Chu Lai "Từ cái nhìn sâu sắc về hiện thực chiến tranh" đã đi đến

    "cái nhìn đa diện về hiện thực thời bình”, từ "thân phận con người trong chiến tranh"

    đến "thân phận con người trong cuộc sống đời thường"v.v .

    4. Vấn đề đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của Chu Lai.

    Đây là vấn đề được các nhà nghiên cứu phê bình đề cập đến nhiều nhất. Đó là ý

    kiến của GS. Phan Cự Đệ: Tiểu thuyết của Chu Lai "không chỉ đa dạng trong các

    phương thức tiếp cận mà cả trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm,

    “dòng ý thức”, “nghệ thuật đồng hiện . ” [38]. Các ý kiến của Nguyễn Hương Giang.

    [42], Đỗ Văn Khang [118], Hồng Diệu [29] . cũng khẳng định những thành công

    trong vấn đề đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của Chu Lại.

    Tác giả Nguyễn Thanh Tú nhận xét về thời gian nghệ thuật trong Cuộc đời dài

    lắm và ăn mày dĩ vãng [115], Lý Hoài Thu lại phân tích đánh giá về không gian nghệ

    thuật và thời gian nghệ thuật trong Cuộc đời dài lắm [l15], Nguyễn Tiến Hải lại nhận

    xét về xung đột truyện trong tác phẩm này [l15].

    Nhìn một cách khái quát toàn bộ tiểu thuyết của Chu Lai trong thời kì đổi mới,

    Nguyễn Văn Chung lại chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong "nghệ thuật thể hiện trong

    tiểu thuyết Chu Lai ở các phương diện: - Cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật,

    ngôn ngữ và giọng điệu [LV.Th.s- Tiểu thuyết Chu Lai thời kì đổi mới].

    5. Một số tồn tại trong tiểu thuyết Chu lai:

    Chúng tôi thấy xuất hiện không nhiều ý kiến về vấn đề này. Trong Hội thảo tiểu

    thuyết ăn mày dĩ vãng, các tác giả Hồng Diệu, Lê Thành Nghị, Thiếu Mai, . đều nhận

    xét: Văn nhiều lời, ngôn ngữ đôi chỗ chưa thật chọn lọc, một vài chi tiết nghệ thuật





    CHÚ THÍCH : TÀI LIỆU GỒM FILE PDF + WORD
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...