Đồ Án Đề tài Một số vấn đề về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A - LỜI MỞ ĐẦU


    Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến
    các phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu lực,
    có hiệu quả trong việc tác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi
    nước, đồng thời là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc
    gia. Đã bao thời nay, loài người đã và đang tiếp tục đứng trước một vấn đề
    có tầm quan trọng đặc biệt này và cố gắng tiếp cận nó, mong tìm ra một
    nhận thức đúng đắn để từ đó xác định và đưa vào vận hành trong thực tế
    một tỷ giá hối đoái phù hợp, nhằm biến nó trở thành một công cụ tích cực
    trong quản lý nền kinh tế ở mỗi nước.

    Tỷ giá hối đoái, như các nhà kinh tế thường gọi là một loại "giá của
    giá" , bị chi phối bởi nhiều yếu tố và rất khó nhận thức, xuất phát từ tính
    trừu tượng vốn có của bản thân nó. Tỷ giá hối đoái không phải chỉ là cái gì
    đó để ngắm mà trái lại, là cái mà con người cần phải tiếp cận hàng ngày,
    hàng giờ, sử dụng nó trong mọi quan hệ giao dịch quốc tế, trong việc sử lý
    những vấn đề cụ thể liên quan đến các chính sách kinh tế trong nước và
    quốc tế. Và do vậy, nhận thức một cách đúng đắn và sử lý một cách phù
    hợp một cách tỷ giá hối đoái là một nghệ thuật.

    Trong điều kiện nền kinh tế thế giới ngày nay, khi mà quá trình quốc
    tế hoá đã bao trùm tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và trong cuộc
    sống, thì sự gia tăng của hợp tác quốc tế nhằm phát huy và sử dụng những
    lợi thế so sánh của mình đã làm cho việc quản lý đời sống kinh tế của đất
    nước và là mối quan tâm đặc biệt của chính phủ các nước trong quá trình
    phục hưng và phát triển kinh tế. Việt Nam là một trong những nước như
    vậy.

    Xuất phát từ những lý do trên đây, Em chọn đề tài của mình là "Một
    số vấn đề về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam".
    Tập đề án được chia làm 2 phần chính.

    Những vấn đề lý thuyết chung ( chương I )

    Những chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam ( chương II )

    Do đề ra, chương I sẽ chiếm phần lớn tập đề án. ở chương II. Và em
    sẽ cố gắng trình bầy và thể hiện những gì đã đề cập trong chương I.

    Dưới đây em xin trình bầy nội dung đề án của mình.


    NỘI DUNG


    CHƯƠNG I:

    Những vấn đề lý thuyết chung



    I.


    Tỷ giá hối đoái và sự hình thành tỷ giá hối đoái


    1. Tỷ giá hối đoái:

    Hầu hết mỗi quốc gia hay một nhóm quốc gia liên kết (như liên minh
    Châu Âu) đều có đồng tiền riêng của mình. Việt nam có tiền đồng (VNĐ)
    Trung quốc có Nhân dân tệ (CNY), Mỹ có Dollar (USD).

    Mối liên hệ kinh tế giữa các nước, các nhóm nước với nhau mà trước
    hết là quan hệ mua bán trao đổi đầu tư dẫn đến việc cần có sự trao đổi đồng
    tiền của các nước khác nhau với nhau, đông tiền này đổi lấy đông ftiền kia,
    từ đố ta có thể nói rằng: tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của
    một nước tính bằn tiền tệ của một nước khác. Thông thường, thuật ngữ "Tỷ
    giá hối đoái" được ngầm hiểu là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để
    mua một đơn vị ngoại tệ, tuy nhiên ở Mỹ và Anh được sử dụng theo nghĩa
    ngược lại: số lượng đơn vị ngoại tệ cần thiết để mua một đồng USD hoặc
    đồng bảng Anh; ví dụ: ở Mỹ 0,8 xu/USD.

    Các nhà kinh tế thường đề cập đến hai loại tỷ gia hối đoái:
    - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (en): đây là tỷ giá hôí đoái được biết
    đến nhiều nhất do ngân hàng nhà nước công bố trên các phương tiện thông
    tin đại chúng hàng ngày.
    - Tỷ giá hối đoái thực tế (er) được xác định er = en * Pn/Pf
    Pn: chỉ số giá trong nước
    Pf: chỉ số giá nước ngoài
    Tỷ giá hối đoái thực tế loại trừ được sự ảnh hưởng của chênh lệch
    lạm phát giữa các nước và phản ánh đúng swsc mua và sức cạnh tranh của
    một nước.

    2. Sự hình thành tỷ giá hối đoái

    a- Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối

    Có cầu về tiền của nước A trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các
    nước khác mua hàng hoá và dịc vụ được sản xuất ra tại nước A. Một nước
    xuất khẩu càng nhiều thì cầu đối với đồng tiền nước đó càng lớn trên thị
    trường ngoịa hối.

    Đường cầu về một loại tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó xuống
    dố phía bên phải, điều này cho thấy nếu tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng
    hoá của nước ấy càng trở lên đắt hơn đối với những người nớc ngoài và ít
    hàng hoá xuất khẩu hơn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...