Luận Văn Đề tài Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (dss) có thể giúp mastercard dẫn đầu kinh doanh thẻ tín dụng ha

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LỜI MỞ ĐẦU 4
    II. LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ DSS. 4
    1. Khái niệm:. 4
    2. Lợi ích của DSS: 4
    3. Các thành phần của hệ thống hỗ trợ ra quyết định: 4
    4. Các dạng hệ thống hỗ trợ quyết định: 4
    III. PHÂN TÍCH CASE STUDY: 5
    1. Giới thiệu vấn đề. 5
    1.1 Tình hình thị trường thẻ tín dụng lúc đó. 5
    1.2 Giới thiệu sơ nét về MasterCard. 6
    2. Phân tích vấn đề. 6
    2.1 Phân tích tình hình MasterCard trước năm 1998. 6
    2.2 Phân tích chiến lược kinh doanh mới của MasterCard. 11
    IV. KẾT LUẬN 18
    V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

    I. LỜI MỞ ĐẦU Đối mặt với thực trạng kinh tế ngày càng khó khăn và nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng cố gắng rà soát lại các phương thức quản lý thông tin cũng như chi phí để tối thiểu nguồn chi nhằm tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả công việc. Đối với công ty cung cấp dịch vụ thanh toán toàn cầu hàng đầu thế giới như Mastercard càng là một vấn đề cấp thiết. Phần mềm DSS–phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp phân tích dữ liệu thông tin và đưa ra các chiến lược phù hợp chính là chiếc chìa khóa giúp tháo gỡ vấn đề trên. II. LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ DSS 1. Khái niệm: - Vào thập niên 1970, Scott Morton đưa ra những khái niệm đầu tiên về Hệ hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System – DSS). Ông định nghĩa DSS như là hệ thống máy tính tương tác nhằm giúp những người sử dụng dữ liệu và mô hình để giải quyết các vấn đề không cấu trúc. 2. Lợi ích của DSS: - Hỗ trợ đưa ra quyết định. - Giúp tự động hoá các quy trình quản lý. - Đẩy nhanh quá trình ra quyết định, tăng tốc độ giải quyết vấn đề. - Chi phí rẻ hơn trên hệ thống thực nếu có lỗi xảy ra. - Tạo ra một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh. - Thông tin kịp thời, cần thiết, có độ chính xác cao. 3. Các thành phần của hệ thống hỗ trợ ra quyết định: · Data management subsystem: gồm một cơ sở dữ liệu (database) chứa các dữ liệu cần thiết của tình huống và được quản lý bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS – data base management system). Phần hệ này có thể được kết nối với nhà kho dữ liệu (data warehouse)- là kho chứa dữ liệu có liên đới đến vấn đề ra quyết định. · Model management subsystem: còn được gọi là hệ quản trị cơ sở mô hình (MBMS – model base management system) là gói phần mềm gồm các thành phần về thống kê, tài chính, khoa học quản lý hay các phương pháp định lượng nhằm trang bị cho hệ thống năng lực phân tích, các ngôn ngữ mô hình hóa. Thành phần này có thể kết nối với các kho chứa mô hình của tổ chức hay bên ngoài nào khác. - User interface subsystem:giúp người sử dụng giao tiếp và ra lệnh cho hệ thống. 4. Các dạng hệ thống hỗ trợ quyết định: · Kinh doanh thông minh (BI – Business Intelligence) - Giới thiệu: BI là các ứng dụng và công nghệ để chuyển dữ liệu doanh nghiệp thành hành động, kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ, khai phá tri thức giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa các các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh. - Hệ thống BI đơn giản thường gồm 3 thành phần: Data Warehouse (Kho dữ liệu), Data Mining (Khai phá dữ liệu), Business Analyst (Phân tích kinh Doanh). - Vai trò của BI: Kiểm soát thông tin của doanh nghiệp chính xác và hiệu quả: giúp doanh nghiệp sử dụng thông tin thích ứng với sự thay đổi và cạnh tranh khốc liệt của môi trường; giúp ra quyết định một cách hiệu quả hơn. · Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence) AI là một mảng của khoa học máy tính tập trung vào những máy móc sáng tạo mà có thể tham gia vào các hoạt động như con người cân nhắc một cách thông minh. Chúng được tạo ra từ các ứng dụng kinh doanh. · Hệ chuyên gia (Expert Symtems) Hệ chuyên gia (Expert System): là một chương trình máy tính thông minh sử dụng tri thức (knowledge) và các thủ tục suy luận (inference procedures) để giải những bài toán tương đối khó khăn đòi hỏi những chuyên gia mới giải được. · Mạng nơ-ron (Neural networks) Mạng Nơ-ron nhân tạo hay gọi tắt là mạng lưới thần kinh (Neural networks) được lấy ý tưởng từ cách các hệ thống thần kinh sinh học, chẳng hạn như não, xử lý thông tin. Mạng xử lý các vấn đề thông qua việc tương tác giữa các nốt tương tự như nơ-ron của bộ não, có nghĩa là nó có khả năng thông qua việc trải nghiệm nhiều mẫu khác nhau. III. PHÂN TÍCH CASE STUDY: 1. Giới thiệu vấn đề 1.1 Tình hình thị trường thẻ tín dụng lúc đó 1.1.1 Tình hình về việc sử dụng thẻ tín dụng thay cho thanh toán trực tiếp Sau chiến tranh thế giới thứ 2, những nước công nghiệp phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế. Chất lượng cuộc sống tăng vọt, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng theo. ð Thẻ tín dụng đã trở thành một vật quan trọng của người tiêu dùng. Điển hình là: - Cuối những năm 1990, giao dịch thẻ tín dụng đã vượt 16 nghìn tỷ USD /một năm. - Năm 2000, có khoảng 1,4 tỷ thẻ tín dụng được nắm giữ bởi người tiêu dùng cá nhân (bình quân mỗi người nắm giữ khoảng 9 thẻ) để mua gần 1,5 nghìn tỷ USD hàng hóa và dịch vụ với hơn 20 tỷ giao dịch cá nhân. Khi đó có rất nhiều công ty thẻ tín dụng trên thị trường tín dụng toàn cầu như: MasterCard, Visa, American Express, Japan Credit Bureau, Discover, Diners Club ð Thị trường thẻ tín dụng đã trở nên bão hòa, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. 1.1.2 Vị thế của Visa và MasterCard Khi nhắc đến thị trường thẻ tín dụng thì phải nhắc đến hai công ty nổi tiếng, đi đầu trong lĩnh vực này là Visa và MasterCard. Hai công ty trên cạnh tranh khốc liệt để khẳng định vị thế của mình trên thị trường thẻ tín dụng (thị trường mang lại lợi nhuận lớn nhưng cạnh tranh rất dữ dội, phân khúc ở mức cao, phát triển với tỷ lệ chỉ 3-4 % trong một năm). - Năm 1998, Visa chiếm hơn 50% thị phần, còn MasterCard chỉvới 28,8%. - Năm 2001, Visa chiếm 44,5% thị phần, còn của MasterCard là 31,6%. ð MasterCard đã không ngừng nỗ lực để vượt qua Visa, trở thành người dẫn đầu trong thị trường thẻ tín dụng. 1.2 Giới thiệu sơ nét về MasterCard Năm 1966, một tập đoàn Mỹ có tên gọi Western States BankCard Association đã mở rộng quan hệ tới những tập đoàn tài chính khác và bắt đầu tung ra thị trường loại thẻ MasterCharge. Năm 1979, nó được đổi tên thành MasterCard để chứng tỏ vị thế thống lĩnh thị trường và phát triển thêm những dịch vụ mới. Hiện nay, MasterCard International là một công ty hàng đầu thế giới về hệ thống chi trả toàn cầu. - Đối tượng kinh doanh đa dạng, bao gồm: các chủ thẻ cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ, các công ty và tổng công ty, khu vực chính phủ công. - Sản phẩm cung cấp phong phú, gồm: World Mastercard, Platinum Mastercard, chương trình thẻ ghi nợ Maesstro, ATM Cirrus, Mastercard Global service, - Có 210 nước và vùng lãnh thổ với 25.000 nhân viên và 32 triệu điểm chấp nhận. - Có 28.000 ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính phát hành thẻ tín dụng của MasterCard. 2. Phân tích vấn đề 2.1 Phân tích tình hình MasterCard trước năm 1998 2.1.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh (five forces) của Micheal Porter a) Tổng quan về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter: Mô hình 5 lực lượng của Porter và Millar (Porter and Millar’s five forces model): là một mô hình dùng để phân tích các lực lượng cạnh tranh từ bên ngoài có ảnh hưởng đến một doanh nghiệp, tổ chức. Chức năng:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...