Tiểu Luận đề tài giải thể doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 2: GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP TRONG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
    I/ Lý luận chung về giải thể doanh nghiệp:
    1. Khái niệm giải thể doanh nghiệp:
    Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh do đã đạt được những mục tiêu đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật. Có hai loại giải thể :
    Ø Giải thể tự nguyện : là trường hợp chủ doanh nghiệp thực hiện quyền rút lui khỏi thương trường vì những lý do riêng của họ hoặc trong điều lệ đã thỏa thuận .
    Ø Giải thể bắt buộc : là cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền buộc doanh nghiệp phải giải thể khi doanh ngiệp khi doanh nghiệp không đủ điều kiện luật định nào đó hoặc vi phạm pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .
    2. Ý nghĩa của viêc giải thể doanh nghiệp:
    Việc giải thể doanh nghiệp phải qua các thủ tục cần thiết nhằm đảm bảo việc rút lui khỏi thương trường một cách có trật tự và quyền lợi của các đối tác kinh doanh. Cho nên, doanh nghiệp phải hoàn tất các nghĩa vụ tài chính để giải thể theo thủ tục hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước. Khi tiến hành giải thể doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế, tài chính, làm thủ tục xin giải thể tại cơ quan quản lí kinh doanh, tiến hành hủy con dấu, đóng mã số thuế của công ty. Đăng bố cáo giải thể 03 số báo liên tiếp. Việc giải thể doanh nghiệp làm chấm dứt tư cách pháp nhân của doanh nghiệp đó.
    3. So sánh giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp:
    II. Những quy định của pháp luật hiện hành về giải thể doanh nghiệp:
    1. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp:
    Doanh nghiệp giải thể trong các trường hợp qui định tại khoản 1 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2005, bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư qui định tại Điều 68 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ hoặc Tòa án tuyên bố giải thể.
    Phần giải thể doanh nghiệp cũng được quy định cụ thể ở Điều 40 Nghị định 102/2010/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 2005.
    2. Thủ tục giải thể doanh nghiệp:
    Dù là giải thể tự nguyện hay bắt buộc thì doanh nghiệp cũng phải tuân theo thủ tục như luật định. Theo pháp luật hiện hành thủ tục giải thể doanh nghiệp được quy định tại Điều 158 Luật Doanh nghiệp 2005, khoản 2 Điều 40 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010.
    Ví dụ: Thủ tục giải thể doanh nghiệp
    Thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
    Bước 1: Đăng báo bố cáo giải thể Công ty;
    Bước 2: Nộp Công văn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế, gửi Tổng Cục Hải quan( nếu Doanh nghiệp có đăng kí ngành nghề xuất nhập khẩu);
    Bước 3: Làm việc tại cơ quan thuế nơi Doanh nghiệp kê khai thuế hàng tháng:
    Sau khi thanh quyết toán thuế xong, Doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể ở cơ quan thuế, gồm:
    1. Công văn xin giải thể;
    2. Thông báo về việc giải thể;
    3. Quyết định + Biên bản họp về việc giải thể;
    4. Giấy xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu của Tổng Cục Hải quan đến thời điểm giải thể;
    5. Mã số thuế bản gốc;
    6. Báo cáo tài chính( nộp sau).
    Bước 4: Tiến hành trả con dấu Công ty tại cơ quan công an:
    Doanh nghiệp làm Công văn về việc trả con dấu và nộp tại Phòng Cảnh sát QLHH về TTXH – Công an tỉnh, thành phố.
    Bước 5: Nộp hồ sơ Giải thể Doanh nghiệp tại Phòng ĐKKD: doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể bao gồm:
    1. Quyết định về việc giải thể;
    2. Biên bản họp về việc giải thể;
    3. Biên bản thanh lí tài sản và thanh toán hết các khoản nợ. Trực tiếp tổ chức thanh lí tài sản doanh nghiệp( trừ trường hợp Điều lệ Công ty quy định thành lập tổ chức thanh lí riêng). Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
    4. Xác nhận của Ngân hàng, nơi Công ty mở tài khoản, đã đóng tài khoản( trường hợp doanh nghiệp không mở tài khoản tại Ngân hàng, Doanh nghiệp cần có Công văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kì Ngân hàng, tổ chức, cá nhân nào).
    5. Giấy tờ chứng minh đã đăng bố cáo quyết định giải thể( thường là báo giấy).
    6. Bản chính Giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp.
    7. Thông báo đối tượng nộp thuế đóng mã số thuế của Cục thuế tỉnh, thành phố( hoặc Công văn của Cục thuế tỉnh, thành phố xác nhận doanh nghiệp chưa đăng kí mã số thuế).
    8. Thông báo do Người đại diện theo pháp luật kí về việc đã hoàn tất các thủ tục giải thể( Thông báo ghi rõ quá trình đã tiến hành các bước thủ tục trên từ mục 1 đến mục 7 theo quy định và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung nêu trong thông báo).
    9. Giấy chứng nhận của Công an tỉnh, thành phố về việc Doanh nghiệp đã nộp con dấu.
    Nếu hồ sơ đầy đủ và đúng thủ tục, sau 05 ngày làm việc Doanh nghiệp tới Phòng Đăng kí kinh doanh nhận Thông báo đã xóa tên Doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố.
    3. Một số vấn đề pháp lí liên quan đến giải thể doanh nghiệp:
    a) Giới hạn về thời gian thanh toán nợ:
    Thời gian thanh toán nợ sẽ được thông báo về phương án giải quyết nợ mà doanh nghiệp gửi cho các chủ nợ kèm với quyết định giải thể (được quy định cụ thể ở Điều 158 Luật Doanh nghiêp 2005).Điều này đảm bảo cho doanh nghiệp một khoảng thời gian nhất định để tiến hành thủ tục, không bị kéo dài.Đồng thời đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ đúng hạn như cam kết của doanh nghiệp.
    b) Hạn chế quyền của doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp:
    Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động được quy định ở Điều 159 Luật Doanh nghiệp 2005.
    Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể.
    c) Người có trách nhiệm thanh lý tài sản và trả nợ:
    v Về thanh lý tài sản:
    Theo khoản 2 Điều 158 Luật Doanh nghiệp 2005 :” Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng”
    v Về trả nợ:
    Thứ tự ưu tiên thanh toán nợ:
    Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
    · Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
    · Nợ thuế và các khoản nợ khác.
    · Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.( Theo khoản 4 Điều 158 Luật Doanh nghiệp 2005).
    d) Trường hợp tự động xóa tên:
    Theo khoản 6 Điều 158 Luật Doanh nghiệp 2005: “Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”, trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này. Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán. “Chính điều này sẽ đảm bảo tính khách quan trong quá trình quản lý của nhà nước”.
    e) Hình thức thông báo về giải thể:
    Trong thời hạn bảy ngày làm việc quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. Và phải đăng công báo nếu pháp luật có yêu cầu ít nhất trên một báo giấy hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp. Các vấn đề liên quan được quy định tại khoản 3 Điều 158 Luật Doanh nghiệp 2005.
    f) Hậu quả pháp lý:
    Ø Đối với doanh nghiêp: doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng kí kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại.
    Ø Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp và người quản lí doanh nghiệp: chịu trách nhiệm liên đới đến số nợ chưa được thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết; chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 3 năm.
    g) Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể:
    Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động được quy định tại Điều 159 Luật Doanh nghiệp 2005.

    4. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp:
    Được quy định tại khoản 2,3 Điều 158 Luật Doanh nghiệp 2005 và khoản 3,4,5 Điều 40 Nghị đinh 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010.
    v Hồ sơ giải thể bao gồm:
    1. Quyết định của Chủ doanh nghiệp (nếu là DNTN), Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Đại hội đồng cổ đông (nếu là công ty Cổ phần), chủ sở hữu công ty (nếu là công ty TNHH 1 thành viên) về việc giải thể doanh nghiệp;
    2. Phụ lục về quyền và nghĩa vụ của Tổ thanh lý tài sản;
    3. Ba số báo liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp đăng trên báo điện tử hoặc báo viết gồm các nội dung: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp ĐKKD .);
    4. Xác nhận đã hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế hoặc chưa đăng ký mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp (trường hợp chưa đăng ký mã số thuế)­­­;
    5. Thông báo về việc thực hiện Quyết định giải thể (thông báo về việc thanh lý tài sản và các khoản công nợ);
    6. Biên bản họp Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Đại hội đồng cổ đông (nếu là công ty Cổ phần), Chủ sở hữu công ty (nếu là Công ty TNHH 1 thành viên) về việc thông qua quyết định giải thể Doanh nghiệp;
    7. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    v Tóm lại một doanh nghiệp muốn tiến hành giải thể doanh nghiệp sẽ phải tiến hành những bước sau:
    Ø Bước 1:
    - Doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể, Quyết định này phải có nội dung:
    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
    b) Lý do giải thể;
    c) Thời hạn, thủ tục thanh lí hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán, thanh lí hợp đồng không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
    d) Phương án xử lí các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
    e) Họ, tên, chữ kí của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
    Hội đồng thành viên( đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên) trực tiếp tổ chức thanh lí tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lí riêng. Sau khi tiến hành thanh lí tài sản phải lập biên bản về việc thanh lí tài sản của doanh nghiệp.
    - Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng kí kinh doanh cấp tỉnh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh doanh nghiệp( nếu có). Đồng thời quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.
    - Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
    Ø Bước 2:
    Doanh nghiệp phải gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.
    Ø Bước 3:
    Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng kí kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
    [​IMG] Hồ sơ gồm có:
    - Quyết định giải thể doanh nghiệp;
    - Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
    - Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
    - Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh;
    - Văn bản của cơ quan thuế xác nhận đã quyết toán thuế xong, doanh nghiệp không còn nợ thuế và đã đóng mã số thuế của doanh nghiệp
    - Ba số liên tiếp hoặc chứng từ chứng minh doanh nghiệp đã tiến hành việc đăng báo;
    - Biên bản về việc thanh lí tài sản của doanh nghiệp;
    - Văn bản của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản xác nhận doanh nghiệp không còn nợ ngân hàng và đã đóng tài khoản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa mở tài khoản tại ngân hàng thì phải lập bản cam kết về việc doanh nghiệp chưa mở tài khoản.
    Ø Bước 4:
    - Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng kí cấp tỉnh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tiến hành thủ tục trả dấu cho cơ quan công an. Sau khi đã trả dấu, doanh nghiệp nộp văn bản của cơ quan công an xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc trả dấu cho cơ quan đăng kí kinh doanh. Kèm theo văn bản này, doanh nghiệp cần phải nộp bản báo cáo tóm tắt về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ.
    - Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng kí kinh doanh ra thông báo xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng kí kinh doanh.
    [​IMG] Chú ý:
    - Việc trả con dấu cho cơ quan công an chỉ nên thực hiện sau khi cơ quan đăng kí kinh doanh có thông báo yêu cầu doanh nghiệp trả con dấu. Nếu việc này thực hiện trước khi có thông báo thì rất có thể các văn bản, biểu mẫu của doanh nghiệp sẽ không được đóng dấu đầy đủ dẫn đến gặp khó khăn trong các thủ tục hành chính tiếp theo.
    - Nhìn chung, thủ tục giải thể doanh nghiệp tương đối phức tạp, đòi hỏi kết quả của nhiều thủ tục hành chính của các cơ quan khác nhau. Do vậy, doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan đăng kí kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để có những hướng dẫn cụ thể.
    III. Thực tiễn giải thể doanh nghiệp hiện nay:
    1. Tình hình giải thể doanh nghiệp hiện nay:
    Tính đến hết ngày 31/12/2011, cả nước có 622.977 doanh nghiệp, trong đó đã giải thể 79.014 doanh nghiệp. Số liệu trên được công bố tại lễ Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 14/3.
    Do tình hình kinh tế khó khăn, số lượng các doanh nghiệp giải thể tăng cao. Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội TP HCM công bố sáng 3/4, trong quý I/2012 có 5.021 doanh nghiệp gửi thông báo ngưng hoạt động đến Cục thuế TP HCM, tăng 4,6% so với cùng kì năm ngoái, 931 doanh nghiệp đã khoá mã số thuế để giải thể, trong đó 526 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam( VCCI) gần đây cũng cho thấy là so với năm 2011, trong những tháng đầu năm 2012 số doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính phải đóng cửa đã tăng lên 11.000 doanh nghiệp. Trước đây, mỗi năm bình quân có khoảng 5.000-7.000 doanh nghiệp giải thể nhưng riêng năm 2012 con số này sẽ tăng
    Với tốc độ này, theo dự báo của VCCI, cả năm 2012 số doanh nghiệp đóng cửa, giải thể lên tới 10% trong tổng số 600.000 doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh hiện nay và đây là một con số đáng báo động. Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu năm đến ngày 21/3/2012 cả nước có trên 15.300 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 74.600 tỉ đồng, giảm 8% về số lượng doanh nghiệp và giảm 12% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng kết luận một cách khá lạc quan rằng "mặc dù tình hình kinh tế khó khăn song số doanh nghiệp thành lập mới vẫn lớn hơn số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động".
    2. Thực trạng và một số kiến nghị về thủ tục pháp lí giải thể doanh nghiệp hiện nay:
    Nhìn chung thủ tục giải thể doanh nghiệp hiện nay phức tạp, mất nhiều thời gian vì phải thông qua nhiều cơ quan ban ngành, chi phí tiến hành thủ tục không nhỏ,văn bản pháp lý liên quan đến việc giải thể doanh nghiệp chưa đầy đủ và còn nhiều bất cập.
    Do thủ tục giải thể phức tạp và mất nhiều thời gian nên hiện nay nhiều DN không tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc đang kinh doanh nhưng không tiếp tục kinh doanh không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp. Việc này để lại những hậu quả rất lớn cho công tác quản lý doanh nghiệp của Nhà nước cũng như chính các thương nhân.
    Không ít doanh nghiệp đã giải thể, phá sản song nợ thuế vẫn bị treo (Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Trần Văn Phu)
    Một số doanh nghiệp chạy thủ tục phá sản thay vì thực hiện giải thể với mục đích thoát nợ.
    Vì vậy quy trình về giải thể doanh nghiệp cần đơn giản hơn nữa để khuyến khích các doanh nghiệp, vì một lý do nào đó mà không hoạt động nữa sẽ tiến hành thủ tục giải thể, bởi vì, nếu thủ tục quá phức tạp, doanh nghiệp sẵn sàng “biến mất” mà không cần thông qua thủ tục giải thể. Khi đó, việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể có liên quan sẽ trở nên khó khăn hơn.
    a) Kế toán đối với doanh nghiệp giải thể:
    Mặc dù Bộ Tài chính và các ngành chức năng liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp lí liên quan đến giải thể doanh nghiệp nhưng những vấn đề cụ thể về kế toán vẫn chưa được đề cập đến trong chế độ kế toán cũng như các Quyết định, Thông tư liên quan.
    Giải thể doanh nghiệp có thể diễn ra do hết hạn thời gian hoạt động ghi trong quyết định thành lập mà công ty không xin gia hạn, do thua lỗ kéo dài hoặc việc duy trì công ty là không cần thiết Khi giải thể doanh nghiệp, kế toán cần xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm các khoản nợ phải trả và các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động cũng như vốn chủ sở hữu. Thời điểm này đòi hỏi kế toán hạch toán đúng, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ cần giải quyết và điều chỉnh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp không còn tồn tại. Mặc dù Bộ Tài chính và các ban ngành chức năng liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp lí liên quan đến giải thể doanh nghiệp nhưng những vấn đề cụ thể về kế toán, về phương pháp kế toán vẫn chưa được đề cập trong chế độ kế toán cũng như các quyết định, thông tư liên quan.
    Sau đây là một số đề xuất: Khi giải thể doanh nghiệp phải chon ra một người chịu trách nhiệm chính về các công việc giải thể, thông thường đó là một số các thành viên tham gia góp vốn hoặc một người thứ ba, người này được cử ra theo quyết định của Hội đồng các thành viên hoặc Tòa án. Doanh nghiệp cần phải thiết lập các sổ kế toán cho việc giải thể dưới sự kiểm soát của Hội đồng các thành viên và các quan sát viên (nếu có). Các doanh nghiệp có thể không phải mở nhiều tài khoản riêng để phản ánh việc giải thể doanh nghiệp. Các nghiệp vụ về giải thể được hoạch toán như các trường hợp bình thường khác. Tuy vậy, khi giải thể, các doanh nghiệp cần mở một tài khoản đặc thù là “Kết quả giải thể” để tổng hợp thu nhập, chi phí bất thường phát sinh do việc giải thể. Kế toán việc giải thể doanh nghiệp thường được chia thành 2 bước: (1) Thực hiện các bút toán giải thể, (2) Thực hiện các bút toán phân chia.
    b) Khi nào được chấm dứt hợp đồng lao động:
    Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động, trong trường hợp doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động thì người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động chỉ đề cập cơ sở pháp lí để chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chứ không quy định thời điểm chính thức chấm dứt HĐLĐ. Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH giải thích thêm việc chấm dứt hoạt động lao động là khi được cấp có thẩm quyền quyết định giải thể, (và các trường hợp khác ví dụ phá sản nhưng trong phạm vi bài chỉ đề cập đến vấn đề giải thể) nhưng không chỉ rõ thời điểm nào.
    Theo Luật Doanh nghiệp 2005, thủ tục chấm dứt hoạt động doanh nghiệp sẽ thực hiện như sau: trước tiên doanh nghiệp phải ban hành quyết định giải thể doanh nghiệp; sau đó, tiến hành thanh lý tài sản và thanh lý hợp đồng (trong đó có HĐLĐ), đăng báo, quyết toán thuế, hoàn trả con dấu . Sau khi hoàn tất các công việc trên, doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh và sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh.
    Theo trình tự trên có ít nhất hai thời điểm cần xem xét liên quan đến việc chấm dứt HĐLĐ. Thời điểm đầu tiên là khi doanh nghiệp ban hành quyết định giải thể. Một cách logic, đây là thời điểm phát sinh quyền chấm dứt HĐLĐ vì việc tiếp theo sau khi ban hành quyết định giải thể là doanh nghiệp sẽ phải thanh lý HĐLĐ với người lao động. Nhưng rắc rối là về pháp lý, thời điểm chấm dứt quan hệ lao động phải là khi doanh nghiệp ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng hoặc khi doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận xong các điều kiện và ký kết thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.
    Việc tự ban hành quyết định chấm dứt HĐLĐ là giải pháp khá rủi ro vì rất dễ dẫn đến tranh chấp. Thỏa thuận với người lao động để chấm dứt HĐLĐ luôn là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, nếu người lao động và doanh nghiệp không thỏa thuận được các điều kiện chấm dứt HĐLĐ thủ tục giải thể cũng không thể hoàn tất do chưa giải quyết hết các nghĩa vụ với bên thứ ba. Đây là điểm đau đầu của doanh nghiệp.
    Vấn đề tiếp theo là quá trình giải thể sẽ chưa thể hoàn tất chừng nào tên doanh nghiệp chưa bị xóa khỏi sổ đăng ký kinh doanh. Trong suốt thời gian đó, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền hủy bỏ quyết định giải thể. Như vậy, sau khi đã ký kết thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ, doanh nghiệp không tiếp tục giải thể mà hoạt động trở lại, liệu người lao động có quyền quay trở lại làm việc cho doanh nghiệp đó không? Rõ ràng người lao động có lý do để nói rằng quyết định giải thể chỉ là quyết định nội bộ của doanh nghiệp và họ cần một xác nhận nào đó của bên thứ ba về việc doanh nghiệp sẽ chắc chắn đóng cửa hoặc ít nhất đang tiến hành đóng cửa từ các cơ quan chức năng liên quan.
    Thời điểm thứ hai, khi doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục giải thể và có được xác nhận cuối cùng của cơ quan đăng ký kinh doanh về việc hoàn tất giải thể. Rõ ràng nếu đến thời điểm này, doanh nghiệp mới thực hiện việc chấm dứt HĐLĐ thì không hợp lý bởi lẽ lúc này doanh nghiệp đã hoàn tất việc giải thể và không còn tồn tại nữa thì các thủ tục thanh lý HĐLĐ đối với người lao động sẽ được thực hiện như thế nào?
    Vậy thời điểm chấm dứt HĐLĐ phải nằm đâu đó sau khi ban hành quyết định giải thể và trước khi doanh nghiệp có được xác nhận hoàn tất giải thể.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...