Tiểu Luận Đề tài: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học khoa học xã hội và nhân văn


    Tài liệu gồm 59 trang
    I. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
    Giáo sư Phạm Minh Hạc không hẳn nghiên cứu về vấn đề động cơ nhưng các công trình nghiên cứu của ông đã cho người đọc có một cái nhìn tổng quát về các lĩnh vực có liên quan đến tâm lí, trong đó có nói đến động cơ. Những nghiên cứu của ông là tiền đề cơ sở cho các nhà tâm lí học nghiên cứu về động cơ.
    Tiến sĩ Nguyễn Hồi Loan nghiên cứu về nhu cầu liên quan đến động cơ học tập của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, những động cơ có ý nghĩa trực tiếp đến quá trình học tập của bản thân.
    “Động cơ và điều chỉnh hành vi” của Lê Thanh Hương, viện tâm lý học chứng minh một cách hoàn chỉnh về động cơ làm nổi bật vai trò của động cơ trong mối quan hệ với các hoạt động tâm lý khác. Tác giả Lê thanh Hương đã xét trên quan điểm mácxít giúp cho mọi người nhận biết được động cơ của con người.
    Trong cuốn “Cơ sở tâm lí học ứng dụng” – giáo sư Đặng Phương Kiệt xét động cơ dưới góc độ lâm sàng.
    Còn nghiên cứu về động cơ học tập thì có một số công trình sau:
    “Hướng nghiệp” đã được trình bày rộng rãi sau hội nghị quốc tế 1921 ở Bacxơlona (Tây Ban Nha). Phòng hướng nghiệp đầu tiên được thành lập ở Boxton (Mỹ – 1915). Từ năm 1916 những cơ quan chuyên môn về hướng nghiệp đã được thành lập ở Đức, Pháp, Anh, Italia. Ở Đức năm 1925-1926 đã có 567 phòng tư vấn nghề nghiệp đặc biệt là đã nghiên cứu gần 40 vạn thanh niên trong năm. Ở các nước này đều có các cơ quan tư vấn chuyên nghiệp nghiên cứu về động cơ.
    Liên xô cũ, Ba lan, CHDC Đức đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp. Hứng thú nghề nghiệp đã được các tác giả: V.Ph.Gribar-ep, L.m. Guben, V.R.Giucopxkaia, M.V.Ginvanop nghiên cứu.
    Dự định nghề nghiệp được nhiều tác giả bàn đến như : V.V.Vet-Jen-Xkaia nghiên cứu những học sinh ở thành phố và ở nông thôn cho thấy : hầu hết các học sinh sẽ dự định tiếp tục đi học hoặc vừa đi học vừa đi làm sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học. Rất ít người thích đi làm ngay.
    V.N.Stepkin nghiên cứu về động cơ cho thấy 84,5% nam và 74% nữ học sinh nông thôn dự định đi học tiếp sau khi tốt nghiệp phổ thông.
    Nhận thức về động cơ nghề nghiệp đã có một số tác giả bàn đến, ví dụ như: N.D Lê-vi-tôp; V.A.Kruchetki; A.V.petropxki trong cuốn Tâm lí học sư phạm có bàn đến ý nghĩa của sự hiểu biết và nghề nghiệp định chọn đối với học sinh.
    Ở Việt Nam tập thể tác giả viện khoa học giáo dục đã nghiên cứu về dự định chọn nghề của học sinh phổ thông. Kết quả là đa số học sinh muốn đạt đến trình độ đại học trước khi vào lao động (78,64% nữ và 63,38% nam).
    Các công trình nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thực sự là rất hạn chế. Các công trình liên quan đến động cơ chủ yếu là các công trình nghiên cứu về thái độ.
    II. Kết quả nghiên cứu.
    1.Động cơ thi đại học của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học khoa học xã hội – Nhân văn:
    Ước mơ thi vào đại học và được theo học một trong những trường đại học là không của riêng ai. Bất kì ai cũng đều mong muốn mình sẽ được theo học một trường đại học nào đó trong đời. Có lẽ vì vậy mà có những cụ già 60 đến 70 tuổi vẫn theo học đại học. Đặc biệt là với học sinh phổ thông, khi tốt nghiệp phổ thông, mỗi người đều chọn cho mình một con đường riêng. Một số ít chọn đi học nghề còn đa số đều đăng kí thi vào các trường đại học.
     
Đang tải...