Luận Văn Đề tài " Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè, diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục th

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    2. Mục đích, yêu cầu
    2.1. Mục đích
    2.2. Yêu cầu
    Phần I: TỔNG QUAN
    1.1. Thành phần sâu hại trên cây cà phê
    1.2. Nghiên cứu về sâu đục thân mình trắng hại cà phê
    1.2.1. Đặc điểm sinh học.
    1.2.2. Đặc điểm hình thái, quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân mình trắng hại cà phê
    1.2.2.1. Đặc điểm hình thái, tập quán sinh sống và qui luật phát sinh gây hại của sâu đục thân mình trắng
    1.2.3. Triệu chứng cây bị hại .9
    1.3 Tổng quan về cây cà phê .9
    1.3.1 Giống cà phê .9
    1.3.2 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây cà phê chè .10
    1.3.2.1 Đất đai .10
    1.3.2.2 Khí hậu 10
    PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .14
    2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 14
    2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 14
    2.1.3. Dụng cụ thí nghiệm .14
    2.1.4. Thời gian nghiên cứu 14
    2.1.5. Địa điểm nghiên cứu 14
    2.2. Nội dung nghiên cứu . 14
    2.3. Phương pháp nghiên cứu .14
    2.3.1. Điều tra tình hình sản xuất cà phê tại vùng nghiên cứu .14
    2.3.2. Điều tra thành phần sâu hại trên cây cà phê chè .14
    2.3.3. Điều tra diễn biến của sâu đục thân mình trắng hại cà phê 15
    2.3.3.1. Điều tra tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại 15
    2.3.3.2. Điều tra tỷ lệ, mật độ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng theo thời gian 16
    2.3.4. Điều tra yếu tố ảnh hưởng đến đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại .16
    2.3.4.1. Ảnh hưởng của cây che bóng đến tỉ lệ sâu đục thân mình trắng .16
    2.3.4.2. Ảnh hưởng của tuổi cây đến đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại 16
    2.3.4.3. Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại 16
    2.3.4.4. Ảnh hưởng của vị trí trồng (sườn núi phía Đông, phía Tây) đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại .17
    2.4 Công thức tính toán và phương pháp xử lí số liệu .17
    2.4.1. Công thức tính toán 17
    2.4.2. Phương pháp xử lí số liệu 17
    III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
    3.1. Khái quát tình hình phát triển cà phê tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu - Sơn La .18
    3.2. Thành phần sâu hại trên cây cà phê chè Catimor tại Chiềng Pha .19
    3.3. Điều tra diễn biến của sâu đục thân mình trắng Xylotrechus quadripes Chevr hại cà phê qua các tháng năm 2010 .22
    3.3.1. Diễn biến tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại theo thời gian 22
    3.3.2 Diễn biến tỷ lệ, mật độ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng trong các tháng .25
    3.3.3.1. Diễn biến tỷ lệ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng trong các tháng .25
    3.3.3.1. Diễn biến mật độ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng trong các tháng 27
    3.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tỉ lệ sâu đục thân mình trắng 30
    3.4.1. Ảnh hưởng của cây che bóng đến tỉ lệ cây bị sâu đục thân mình trắng gây hại 30
    3.4.2. Ảnh hưởng của tuổi cây đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại .32
    3.4.3. Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại 34
    3.4.4. Ảnh hưởng của vị trí trồng (sườn núi phía Đông, phía Tây) đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại .36
    3.5. Đề xuất một số giải pháp phòng trừ sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevr) .39
    PHẦN 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .42
    4.1 Kết luận .42
    4.2. Kiến nghị



    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Đặt vấn đề

    Ngày xưa cà phê là một loại thức uống mà chỉ có giới quí tộc mới được thưởng thức, Honoré de Balzac thường uống loại cà phê rất đặc để có thể thức làm việc. Ông thường làm việc tới 12 tiếng một ngày. Ludwig van Beethoven có thói quen lựa chọn đủ 60 hạt cà phê để pha một tách Mokka. Ngày nay cà phê trở thành thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cà phê gây hưng phấn kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho tỉnh táo, kích thích khả năng làm việc, đặc biệt làm việc bằng trí óc, tăng cường hoạt động cơ. Khi mỏi mệt uống một ly cà phê sẽ hưng phấn tinh thần, uống sau khi ăn sẽ trợ giúp cho tiêu hoá, mùa hè nóng bức uống một ly cà phê lạnh cũng có tác dụng giải khát, phòng cảm nắng. Cà phê còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen, chữa được dị ứng, giúp giảm đau, bảo vệ khỏi các bệnh về gan, làm tăng sức mạnh của cơ bắp chống lại bệnh tiểu đường type II
    Ngoài ra cà phê còn chứa: đường saccaroza 5.3- 7.95%, đường khử 0.3- 0.44%, protein hòa tan 5.15%- 5.23%, các loại protein không hòa tan 5.02- 6.04%, các sinh tố nhóm B, PP là các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Hơn nữa khi thưởng thức cà phê ta thấy có mùi thơm rất hấp dẫn, của gần 670 hợp chất thơm phức tạp tạo nên. Hiện nay trên thế giới có hơn 80 nước trồng cà phê với tổng diện tích hơn 10 triệu ha, giá trị xuất khẩu hàng năm lên tới 10 tỷ đô la, trong đó phải kể đến Braxin, Colombia, Indonexia, Costarica Năm 2010 Việt Nam có khoảng 450.000 ha cà phê, sản lượng khoảng 600000 tấn, kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 1 tỷ USD, là nước đứng đầu thế giới về diện tích, sản lượng cà phê vối xuất khẩu. Trồng cà phê thu lợi nhuận cao, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, không những xóa đói giảm nghèo mà còn làm cho đời sống của nhiều vùng dân cư ngày càng khá . Nhiều vùng đồng bào dân tộc đã xoá bỏ tập tục du canh du cư, thay thế diện tích trồng ngô sắn bằng cà phê, ổn định đời sống nhờ có cây cà phê. Mặt khác trồng cà phê góp phần phủ xanh đồi núi trọc, cải tạo môi sinh, chống lũ lụt, đặc biệt là xói mòn- một vấn đề nhức nhối với Tây Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng.
    Xã Chiềng Pha là một xã nghèo, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, cơ cấu cây trồng nghèo nàn. Một vài năm gần đây đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể nhờ tăng diện tích trồng cây cà phê. Nhưng trong quá trình phát triển cây cà phê chè đây chưa đạt được năng suất cao do gặp một số khó khăn như sương muối, kỹ thuật thâm canh và đặc biệt là sâu bệnh hại. Để cây cà phê phát triển bền vững cần phát triển cây cà phê theo quy hoạch, áp dụng đúng quy trình kĩ thuật, chăm sóc cây theo quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp đặc biệt với loài sâu hại nguy hiểm là sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadries Chevr, loại sâu phá hại thân quanh năm, rất khó phát hiện, mang tính hủy diệt đối với cây cà phê công tác phòng trừ rất khó khăn. Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành đề tài: Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè, diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadies Chevr trong năm 2010 tại xã Chiềng Pha Thuận Châu, Sơn La năm 2010”.
    2. Mục đích, yêu cầu.
    2.1Mục đích

    - Đánh giá được thành phần sâu hại cà phê chè , mức độ gây hại và các yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng từ đó tìm ra biện pháp phòng trừ có hiệu quả
    2.2 Yêu cầu
    - Nắm được thành phần sâu hại cà phê xã Chiềng Pha, Thuận Châu, Sơn La.
    - Xác định đặc điểm gây hại của sâu đục thân mình trắng.
    - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...