Tiểu Luận Đề tài - Đánh giá sự phát triển tâm - vận động của trẻ tự kỷ trong độ tuổi mẫu giáo

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài - Đánh giá sự phát triển tâm - vận động của trẻ tự kỷ trong độ tuổi mẫu giáo



    Tài liệu gồm 41 trang

    1.2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TỰ KỶ.

    1.2.1. KHÁI NIỆM TỰ KỶ.


    Trong gần một thế kỷ qua, trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu và kết luận khác nhau về tự kỷ. Những khái niệm cũng như các phân loại của chứng rối loạn tâm trí này rất đa dạng và đã trải qua nhiều thay đổi theo thời gian. Xin được trích dẫn một số quan niệm cổ điển và hiện đại của các nhà khoa học về tự kỷ.

    Quan niệm của Bleuler năm 1911: “Tự kỷ là khái niệm dùng để chỉ những người bệnh tâm thần phân liệt không còn liên hệ với thế giới bên ngoài nữa mà sống với thế giới của riêng mình, bệnh nhân chia cắt với thực tế bên ngoài và lui về thế giới bên trong, khép mình trong ham muốn riêng và tự mãn”.

    Quan niệm của Kanner: “Tự kỷ là sự rút lui cực đoan của một số trẻ em lúc mới bắt đầu cuộc sống, triệu chứng đặc biệt của bệnh là một sự hiếm thấy, là sự rối loạn từ cội rễ, là sự không có khả năng của những trẻ này trong công việc thiết lập các mối quan hệ bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống”.

    Theo bộ bách khoa của Collie: “Tự kỷ là một rối loạn rất nặng về sự phát triển tâm lý của trẻ em dặc tính chủ yếu là không đáp ứng với người khác và thiếu sự giao tiếp”.

    Quan niệm của Freud: “Tự kỷ là sự đầu tư vào đối tượng quya trở lại trong cái tôi, có nghĩa là đã trở thành tự yêu, là sự ẩn náu của trẻ em trong thế giới bên trong huyễn tưởng và ảo ảnh để hỏi rằng cái tự trị ảo tưởng chỉ có thể được một thời gian, đối với chủ thể với điều kiện phải thêm vào đó sự chăm sóc của người mẹ”.

    Quan niệm của M. Mahler và Franes Tustin: “Tự kỷ là biểu hiện cho sự không bình thường xuất phát từ mối quan hệ mẹ con, đó là một cách thức phòng vệ như một cái vỏ bọc gắn với xu hướng bẩm sinh tự bảo vệ khỏi những kinh nghiệm lo hãi ghê sợ từ sự chia cắt với cơ thể mẹ”.

    Quan niệm của trường phái nhận thức: “Tự kỷ là những sự thiếu hụt liên quan tới các quá trình tượng trưng hóa, nhất là về trí nhớ và những suy yếu trong sự bộc lộ hoặc trong sự thấu hiểu tình cảm”.

    Quan niệm của André Guillain và Réné Pry: “Tự kỷ là một rối loạn của sự phát triển, các dấu hiệu chẩn đoán của nó thể hiện sự bất thường trong lĩnh vực giao tiếp có chủ định, trong hoạt động biểu tượng và trong lĩnh vực vận động (tính rập khuôn, lặp lại, tái diễn)”.

    Trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng chủ yếu định nghĩa về tự kỷ của Tiêu chuẩn phân loại bệnh DSM - IV: “Tự kỷ là sự phát triển không bình thường hay một sự giảm sút rõ rệt, hoạt động bất thường đặc trưng trong ba lĩnh vực quan hệ xã hội, giao tiếp và tác phong thu hẹp định hình”.

    1.2.2. NGUYÊN NHÂN CỦA TỰ KỶ.

    Hiện nay nguyên nhân của tự kỷ vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi, chưa xác định. Trên thế giới tồn tại khá nhiều giả thuyết lý giải về nguyên nhân của tự kỷ.

    Giả thuyết cho rằng tự kỷ có liên quan đến di truyền: Những nghiên cứu hiện đại đã tìm thấy một số chỉ báo cho thấy những ảnh hưởng của gen đối với bệnh tự kỷ. Theo các nhà nghiên cứu thì trong số anh em của các trẻ mắc chứng tự kỷ có gần 3% mắc chứng tự kỷ và gần 3% khác mắc các chứng rối loạn phát triển lan tỏa. Ngoài ra một cặp sinh đôi đồng hợp tử có nhiều khả năng bị tự kỷ hơn so với cặp sinh đôi khác trứng.
     
Đang tải...