Tài liệu đề tài bảo quản hạt ngô

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngô là cây lương thực quan trọng chủ yếu phục vụ chăn nuôi. Hàng năm, diện tích gieo trồng từ 15.000-17.000 ha, chiếm 1/4 tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh. Đặc tính sinh học của ngô là thụ phấn chéo (thụ phấn khác cây), do vậy giống dễ bị lai tạp, thoái hoá nhanh hơn các loại cây tự thụ phấn khác (lúa, đậu nành .). Giống ngô hiện đang phổ biến gieo trồng trong tỉnh là Tainan11 (Đài Nam 11), đã biểu hiện nhiều hiện tượng thoái hoá như cây cao, đóng bắp cao, nhiễm sâu bệnh . Gần đây giống ngô TSB1 có nhiều đặc điểm tốt đang được ưa chuộng và gieo trồng rộng rãi.





    I- ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG NGÔ:
    1) Giống Tainan 11: là giống ngô lai kép có công thức sau:
    (2027- 3-5XLY 22-4) x (P/49/DMR x AM/III), được lai tạo từ 4 dòng thuần xuất sứ từ Phi-líp-pin, Hoa Kỳ và Đài Loan, nhập nội và gieo trồng tại Đức Trọng từ năm 1973. Qua nhiều năm sản xuất, đến nay Tainan11 được xem như là một giống ngô thụ phấn tự do.

    ĐẶC ĐIỂM:
    - Thời gian sinh trưởng: 103-108 ngày;
    - Chiều cao cây: 100-230 cm (từ gốc tới nhánh trổ bông cờ);
    - Chiều cao đóng trái/ cao cây: 45-55%;
    - Chống sâu bệnh: chống bệnh bạch tạng tốt, hơi nhiễm bệnh cháy lá lớn, bệnh rỉ;
    - Tỷ lệ hạt/ trái: 72-75%;
    - Màu sắc và dạng hạt: vàng răng ngựa và nửa răng ngựa;
    - Năng suất hạt khô: trung bình 30-40 tạ/ ha; thâm canh 45-60 tạ/ ha.

    2) Giống TSB1 (viết tắt của chữ Thái - Sông Bôi 1), là giống Thái hỗn hợp (Thai-composite 1), được tạo từ Thái Lan năm 1969 bằng cách lai hỗn hợp 36 giống xuất sứ từ Mê-hi-cô, ấn Độ, Hoa Kỳ, Nam và Trung Mỹ, sau đó được cải tiến bằng phương pháp thụ phấn trong 3 chu kỳ và lai với một số dòng chống bệnh bạch tạng được gọi là Suwan 1.
    - Giống Suwan 1 nhập vào Việt Nam năm 1980, được trung tâm giống ngô Sông Bôi (nay là Viện nghiên cứu ngô thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm) chọn lọc theo phương pháp ngô trên hàng cải tiến, đồng thời có lai thêm một số giống địa phương và đặt tên là TSB1.
    Từ năm 1983 đến nay, giống TSB1 tham gia vào các thí nghiệm so sánh, khu vực hoá tại một số nơi trong tỉnh Lâm Đồng. Riêng tại nông trường quốc doanh Đức Trọng, giống này thích hợp với điều kiện khí hậu Đức Trọng và thể hiện nhiều đặc điể
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...