Tiểu Luận đề sô 13. bài tập học kỳ môn luật lao động 9 điểm

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    PHẦN TRANG
    A. Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về
    quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động: 2
    1. Một số khái niệm: 2
    2. Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về
    quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động: 2
    2.1. Quyền chấm dứt HĐLĐ của NLĐ trong trường hợp HĐLĐ chấm dứt
    do ý chí của hai bên (NLĐ và NSDLĐ): .2
    2.2. Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ: .4
    B. Bài tập tình huống: .10
    1. Với những hành vi liên tiếp vi phạm kỉ luật lao động của anh H,
    công ty M hoàn toàn có cơ sở để sa thải anh H: .10
    2. Hãy tư vấn cho công ty M về việc nên xử lý kỉ luật lao động đối với anh H
    như thế nào theo đúng quy định của pháp luật
    và theo đúng nội quy của công ty: 13
    3. Giả định công ty M sa thải anh H trong vụ việc trên
    thì anh H cần làm như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình: 15
    Danh mục tài liệu tham khảo: .16







    Đề bài số 13:
    1. Phân tích và đánh giá các quy định về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.(3 điểm)
    2. Anh H là nhân viên bán xăng dầu thuộc cửa hàng xăng dầu B, công ty xăng dầu M theo HĐLĐ không xác định thời hạn từ ngày 1/3/2000. Ngày 1/4/2002, do anh H có những biểu hiện không bình thường về mặt thần kinh nên gia đình anh H đã làm đơn xin công ty cho anh H được nghỉ điều trị bệnh trong thời gian 6 tháng tại bệnh viện Bạch Mai. Sau khi điều trị ổn định và có giấy chứng nhận của bệnh viện về tình trạng sức khỏe đã ổn định, anh H tiếp tục trở lại cửa hàng B làm việc theo HĐLĐ đã kí kết.
    Ngày 1/2/2008, do cãi nhau với chị A (là người cùng ca trực) anh H đã đánh chị A, gây mất đoàn kết nội bộ. Căn cứ vào quy định trong nội quy lao động về hình thức xử lý đối với hành vi “gây mất đoàn kết nội bộ”, anh H đã bị giám đốc công ty ra quyết định hạ bậc lương trong thời gian sáu tháng, tính từ ngày 15/2/2008.
    Tiếp đó, ngày 3/4/2008, anh H có hành vi cãi nhau với khách hàng đến mua xăng dầu tại cửa hàng do khách hàng để xe không đúng quy định.
    Ngày 15/5/2008, anh H lại đánh nhau với một nhân viên khác của cửa hàng là anh P vì anh P đã nhắc nhở anh H không được hút thuốc trong khu vực bán hàng.
    Hỏi:
    a/ Với những hành vi liên tiếp vi phạm kỉ luật lao động như trên, công ty M có thể sa thải anh H được hay không? Lưu ý là: trong Nội quy lao động của công ty, người lao động có các hành vi “gây mất đoàn kết nội bộ, có thái độ cư xử thiếu văn hóa với khách hàng” đều bị coi là vi phạm kỉ luật lao động và phải chịu các hình thức kỉ luật tương ứng với mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra.
    b/ Hãy tư vấn cho công ty M về việc nên xử lý kỷ luật lao động đối với anh H như thế nào theo đúng quy định của pháp luật lao động và nội quy của công ty?
    c/ Giả định công ty M sa thải anh H trong vụ việc trên thì anh H cần làm như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình?



    A. Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:
    1. Một số khái niệm:
    - Người lao động (NLĐ): là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.(điều 6 bộ luật lao động)
    - Người sử dụng lao động: (NSDLĐ): là doanh nghiệp, cơ quan tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.
    - Hợp đồng lao động (HĐLĐ): là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
    - Chấm dứt hợp đồng lao động: là sự kiện pháp lý mà một hoặc cả hai bên không tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
    2. Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:
    Chấm dứt hợp đồng lao động là một sự kiện pháp lí rất quan trọng, bởi hậu quả pháp lí của nó là sự kết thúc quan hệ lao động và trong một số trường hợp nó ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập, cuộc sống của người lao động thậm chí gia đình họ, gây xáo trộn lao động trong đơn vị và có thể gây thiệt hại cho NSDLĐ. Dựa trên cơ sở ý chí và biểu lộ ý chí chúng ta sẽ cùng nghiên cứu các quy định của pháp luật về quyền chấm dứt HĐLĐ của NLĐ theo các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo ý chí của hai bên, và trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo ý chí đơn phương của NLĐ.
    2.1. Quyền chấm dứt HĐLĐ của NLĐ trong trường hợp HĐLĐ chấm dứt do ý chí của hai bên (NLĐ và NSDLĐ):
    Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của hai bên là trường hợp hai bên NLĐ và NSDLĐ đều bày tỏ và thể hiện sự mong muốn được chấm dứt quan hệ lao động hoặc một bên đưa ra đề nghị và bên kia chấp nhận. Bất kì lúc nào trong quá trình thực hiện hợp đồng (HĐ), các bên cũng có thể thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước và được pháp luật ghi nhận quyền này. Trường hợp đó, sự thỏa thuận của các bên về việc chấm dứt HĐLĐ chính là pháp luật đối với các bên.
    Tại các khoản 1,2,3 điều 36 Bộ luật lao động (BLLĐ) năm 1994 sửa đổi bổ xung các năm 2002, 2006, 2007 quy định về việc chấm dứt HĐLĐ theo ý chí của hai bên như sau: “Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
    1- Hết hạn hợp đồng;
    2- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;
    3- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng;”
    - Hết hạn hợp đồng: chấm dứt HĐ khi hết hạn HĐLĐ là trường hợp khi giao kết HĐLĐ các bên đã thỏa thuận với nhau về thời hạn hoặc thời điểm chấm dứt hiệu lực của HĐ; và trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày hết hạn hoặc kể từ thời điểm chấm dứt HĐLĐ mà các bên không có thỏa thuận khác về việc gia hạn hoặc kéo dài HĐ thì HĐLĐ chấm dứt. Trường hợp này được coi là HĐLĐ chấm dứt do hai bên thỏa thuận bởi vì nó xuất phát từ ý chí tự nguyện của cả NLĐ và NSDLĐ, thể hiện qua việc họ đã thỏa thuận một nội dung quan trọng trong HĐLĐ đó là thời hạn hoặc thời điểm chấm dứt HĐ; khi hết thời hạn hoặc đến thời điểm đã thỏa thuận trong HĐLĐ thì cả NLĐ và NSDLĐ đều có quyền đương nhiên chấm dứt HĐLĐ mà không cần phải tuân thủ điều kiện hay quy tắc pháp quy nào.
    - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng: là trường hợp các bên giao kết HĐLĐ để làm một công việc nhất định, khi công việc đã hoàn thành và các bên không có thỏa thuận nào khác thì HĐLĐ chấm dứt. Trường hợp này sau khi hoàn thành công việc được giao mà các bên không có thỏa thuận khác thì NLĐ có quyền
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...