Tiểu Luận Đề số 13: 1. Phân tích và đánh giá các quy định về quyền chấm dứt hợp đồng của người lao động? (3 đi

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG.
    Chấm dứt HĐLĐ là một sự kiện pháp lí mà một hoặc hai bên không tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ), chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cả 2 bên đã thỏa thuận trong HĐLĐ. Sự chấm dứt hợp đồng có thể xảy ra do những lí do khác nhau song có thể chung quy lại bởi 2 trường hợp đó là chấm dứt HĐLĐ theo ý chí của cả 2 bên và chấm dứt HĐLĐ theo ý chí đơn phương của NLĐ.
    1. Quyền chấm dứt HĐLĐ của NLĐ trong trường hợp theo ý chí của cả 2 bên.
    Ở đây thì việc chấm dứt được thể hiện đó là 1 bên đưa ra đề nghị còn bên kia chấp nhận. Tại các khoản 1, 2, 3 điều 36 BLLĐ quy định về việc chấm dứt HĐLĐ theo ý chí của hai bên như sau: “Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
    1- Hết hạn hợp đồng;
    2- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;
    3- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng;”
    Hết hạn hợp đồng:
    Chấm dứt hợp đồng khi hết hạn HĐLĐ là trường hợp khi giao kết HĐLĐ các bên đã thỏa thuận với nhau về thời hạn hoặc thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng; và trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày hết hạn hoặc kể từ thời điểm chấm dứt HĐLĐ mà các bên không có thỏa thuận khác về việc gia hạn hoặc kéo dài hợp đồng thì HĐLĐ chấm dứt. Trường hợp này được coi là HĐLĐ chấm dứt do hai bên thỏa thuận bởi vì nó xuất phát từ ý chí tự nguyện của cả NLĐ và NSDLĐ.
    Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...