Tài liệu Để phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội dung tài liệu
    Phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cần nhận thức được những khó khăn và thuận lợi của đất nước. Đó là một nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua nhiều năm chiến tranh nền kinh tế còn thấp kém. Từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường
    định hướng xã hội chủ nghĩa phải có bước chuyển đổi cơ chế, luật pháp cho phù hợp.
    1- Quan điểm về phương hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, mục tiêu lợi nhuận là tâm điểm khiến cho các thành phần kinh tế đều vươn tới. Bằng mọi biện pháp, thủ đoạn, các nhà sản xuất tìm mọi cách để thu được nhiều lãi. Trong quá trình tái sản xuất hàng hóa thì tiêu thụ hàng hóa là khâu quyết định của quá trình sản xuất. Sản xuất bao nhiêu, sản xuất cái gì luôn là câu hỏi đối với các nhà sản xuất hàng hóa. Họ không mạo hiểm sản
    xuất ra mà hàng hóa không tiêu thụ được. Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường được coi trọng phát triển. Quan điểm này đã chi phối quá trình phát triển lâu dài của cả nền kinh tế. Vì vậy, quan điểm của các
    nước đi theo nền kinh tế thị trường khuyên ta phải nhanh chóng tư nhân hóa nền kinh tế, phát triển các doanh nghiệp tư nhân. Họ cho rằng chỉ có con đường đó mới thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, coi nhẹ vai trò của kinh tế nhà nước, vai trò lãnh đạo của Đảng. Điều này được thể hiện dưới các hình thức ràng buộc như gắn với việc cho vay các nguồn vốn, trong đó có vốn ưu đãi, vốn dài hạn và trung hạn, các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...