Tiểu Luận Đề Học Kỳ 13 - Luật Ngân Hàng - Phân tích cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước quản lý, điều hành thị

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài này mình tự làm, đảm bảo khả năng bị trùng thấp (trừ khi các bạn cùng tải tài liệu này)

    Trong bài mình đính kèm đầy đủ 5 File: Lời mở đầu, Mục lục, Nội dung, Kết bài và Tài liệu tham khảo; Có ghi chú trích dẫn đầy đủ, rõ ràng.



    MỞ ĐẦU


    Trong nền kinh tế hiện đại, mỗi quốc gia đều có nhu cầu sử dụng ngoại hối để nhập khẩu hàng hóa hay can thiệp vào thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ, điều hòa cán cân thanh toán quốc tế Do ảnh hưởng lớn của ngoại hối đối với đời sống kinh tế - xã hội nên Chính phủ ở mỗi quốc gia đều tìm cách lựa chọn cho mình những chính sách phù hợp trong việc quản lý ngoại hối và điều tiết hoạt động ngoại hối.

    Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước tham gia thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế với hai tư cách:

    - Là người tổ chức, quản lý, điều hành thị trường ngoại hối trong nước

    - Là người trực tiếp tham gia giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia

    Do đó, để có thể tìm hiểu kỹ hơn về tư cách đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thị trường ngoại hối, em xin được tìm hiểu đề Số 13:

    “Phân tích cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước quản lý, điều hành thị trường ngoại hối, thực trạng và đề xuất pháp lý”

    Do hiểu biết cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế nên trong bài tập không thể tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô thông cảm và góp ý để bài tập cũng như kiến thức của em được hoàn thiện hơn.

    Em xin chân thành cảm ơn./.




    KẾT LUẬN



    Quản lý ngoại hối là một mảng hoạt động rất khó khăn nhưng rất quan trọng của ngành ngân hàng. Nó đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho đất nước, song nó cũng phải thường xuyên đối mặt với những rủi ro khó lường. Kinh doanh ngoại hối không phải chỉ vì lợi ích riêng của ngân hàng mà thông qua các nghiệp vụ, dịch vụ ngoại hối, nó có vai trò thúc đẩy các ngành khác liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhà nước.

    Trong những năm vừa qua, công tác quản lý và kinh doanh ngoại hối đã thu được những kết quả đáng ghi nhận, giữ được ổn định giá trị đối nội, đối ngoại của đồng tiền Việt Nam, góp phần phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Những thiết sót, bất cập đang tồn tại là những khuyết điểm khó tránh trong quá trình hội nhập và phát triển. Như vậy Ngân hàng Nhà nước cần ra sức khắc phục những tồn tại khó khăn, dũng cảm vượt qua chính mình đưa hoạt động ngoại hối không bị tụt hậu trước những đổi mới của thời đại và cố gắng phấn đấu để đồng tiền Việt Nam sớm trở thành đồng tiền có khả năng thanh toán quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...