Tiểu Luận Đề cương phương ngữ học tiếng Việt

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1: Hãy chứng minh tính thống nhất và đa dạng của Tiếng Việt.
    Cũng như một con người có nhiều dáng vẻ khác nhau, tuỳ nơi, tuỳ lúc Tiếng Việt là một ngôn ngữ vừa thống nhất, vừa đa dạng. Tính thống nhất nằm trong bản chất của ngôn ngữ, cái làm cho nó được gọi là Tiếng Việt, dù ở thế kỉ 13 hay thế kỉ 20, dù ở trong nam hay ở ngoài bắc. Còn ở mặt biểu hiện, khi thì nó là ngôn ngữ văn học trau chuốt và tế nhị, khi thì nó là tiếng địa phương đậm đà màu sắc quê hương của từng vùng.
    Từ lúc vua Trần Nhân Tông làm bài phú “Cư trần lạc đạo” ( nghĩa là vui với đạo Phật ngay khi còn ở chốn bụi bặm) đến nay đã gần 7 thế kỉ. Hay những câu thơ trong truyện Kiều, các văn bản đó đều đến nay ta đều hiểu được. Như vậy có thể thấy từ xưa Tiếng Việt đã là một ngôn ngữ thống nhất. Sự thống nhất từ các văn bản cổ đó đã cho ta thấy tính thống nhất được duy trì từ lâu và đặc biệt trong ngôn ngữ văn học. Các tiếng địa phương không hề cản trở giao tiếp. Cho dù ở vùng nào cũng có thể giao tiếp bằng phương ngữ của mình. Một phương ngữ sẽ có sự khác biệt so với ngôn ngữ toàn dân. Nghiên cứu sự khác nhau của các phương ngữ để tìm cho ra quy luật và đi tới sự thống nhất. Ngày nay những người Bắc và những người ở khắp nơi trong nước đều hiểu đc phương ngữ TP HCM và ngược lại. Trong chuyện giáo dục phổ thông cũng cs chuyện bàn cãi gay cấn. Điều không ai bàn cãi đó là chính tả phải thống nhất trong toàn quốc trước khi đi đến một ngôn ngữ nói thống nhất. Sự thống nhất của mọi phương ngữ về ngữ pháp là đảm bảo tính thống nhất của TV. Tiếng Việt không chỉ thống nhất mà còn có sự đa dạng. Sự đa dạng của Tiếng Việt được thể hiện ở biến thể của các vùng miền. Có thể thấy điều đó qua các biến thể của các vùng miền. Ví dụ nơi này gọi là cá quả thì nơi kia gọi là cá lóc hay thậm chí còn có nơi gọi là cá tràu; ở miền Bắc gọi là nhọ nồi, miền Trung gọi là lọ nghẹ, . Những điều này không làm ảnh hưởng tới sự thống nhất ngôn ngữ mà còn làm đa dạng cho TV. Đồng thời có ý kiến cho rằng vốn từ miền BẮc có nhiều tiếng Thái hơn, ngược lại trong vốn từ phía Nam có nhiều yếu tố Chăm, Khơ Me hơn. Ví dụ: từ Bưng trong tiếng Khơme là hồ, từ cù lao trong tiếng Chăm là đảo, từ cà rá trong phương ngữ miền nam chỉ cái nhẫn mặt ngọc là xuất phát từ tiếng Chăm, Khơme chỉ cái nhẫn nói chung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...