Chuyên Đề đề cương phát triển nông thôn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÂU 1. Từ các hợp phần kinh tế trong nông thôn hãy phân tích tại sao PTNT phải dựa và 3 nội dung nông nghiệp nông thôn nông dân
    Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta hiện nay về thực chất là vấn đề phát triển bền vững. Nếu công cuộc Đổi mới của nước ta dẫn đến một sự phân hoá xã hội quá mức, tăng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn th. sự phát triển sẽ không bền vững. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề khác nhau nhưng nếu không cùng được giải quyết một cách đồng bộ thì không thể công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước một cách vững chắc được.
    Vấn đề đầu tiên là vấn đề nông nghiệp. Hiện nay có ý kiến cho rằng nông nghiệp nước ta trong thời gian qua đã phát triển tương đối tốt, đã giải quyết được an ninh lương thực, đồng thời việc xuất khẩu nông sản gần đây đang phát triển tốt trong điều kiện giá lương thực và nông sản thế giới đang tăng. Trong quá tr.nh công nghiệp hoá, phần của nông nghiệp trong sản phẩm trong nước (GDP) giảm dần, nhưng không có nghĩa là vai trò của nông nghiệp ngày càng giảm. Hai nước công nghiệp lớn của thế giới là hai nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới: Hoa Kỳ và Pháp. Chúng ta vẫn khen các nước Đông Á đã giải quyết vấn đề nông nghiệp trong thời gian công nghiệp hoá tốt nhất thì hiện nay đã trở thành các nước nhập khẩu lương thực và nông sản ngày càng nhiều vì nông nghiệp đã giảm sút nghiêm trọng. Việc các nước đã phát triển hiện nay đang phải trợ cấp cho nông nghiệp rất nhiều, làm cho các nước đang phát triển gặp khó khăn trong phát triển là giá phải trả cho việc đã không chú ý đến nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá.
    Một vấn đề khác là các nước đang phát triển hiện nay có lao động nông thôn quá cao, trong quá tr.nh công nghiệp hoá, không sử dụng hết lao động đang tăng thêm ở nông thôn, nên sau khi công nghiệp hoá vẫn c.n một tỷ lệ lao động nông thôn và
    nông nghiệp cao. Một dự báo của Tổ chức Carnegie về Trung Quốc cho thấy vào năm 2020 lúc nông nghiệp trong GDP c.n 4,8%, lao dộng nông nghiệp vẫn c.n 34,6% và dân số nông thôn c.n 45%. Dự báo do chúng tôi thực hiện cho thấy ở nước ta năm 2020 nông nghiệp trong GDP sẽ c.n 9,6%, lao động nông nghiệp sẽ c.n từ 22,6 đến 49%và laođộng nông thôn sẽ từ 61,3 đến 72,6%, tùy kịch bản phát triển, nghĩa là cao hơn ở Trung Quốc vì tốc độ tăng dân số ở nước ta là 1%/năm, trong lúc ở Trung Quốc chỉ có 0,6%. Như vậy, ngay lúc đã công nghiệp hoá, vai trò của nông nghiệp ở các nước đang phát triển vẫn còn cao, về thực chất vẫn còn là nước công nông nghiệp.
    Thể chế thị trường nông sản nếu chủ yếu chỉ dựa vào quan hệ nông dân - doanh nghiệp theo kiểu nông nghiệp hợp đồng thì sẽ dẫn đến sự độc quyền của doanh nghiệp chế biến và lưu thông, làm cho thương nghiệp không công bằng vì giá cả do doanh nghiệp quyết định, nông dân không có quyền mặc cả trên thị trường. Muốn giải quyết tình trạng này phải phát triển song song cả các hợp tác xã có các hoạt động chế biến và buôn bán thì việc phân phối thu nhập mới được công bằng. Nhà nước không thể trợ giúp nông dân thông qua doanh nghiệp nhà nước vì doanh nghiệp có mục tiêu thu lợi nhuận, mà phải hỗ trợ thông qua các dịch vụ công. Hiện nay các dịch vụ công phục vụ phát triển nông nghiệp còn yếu, đặc biệt các hộ nghèo ít được hưởng lợi. Chúng tôi đã xây dựng được hệ thống cung cấp dịch vụ công do các tổ chức nông dân thực hiện cùng với nhà nước và thị trường, cho phép nâng cao hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ cho nông dân. Mô hình của dự án Dialogs về dịch vụ nông thôn cần được nhân rộng ra các vùng khác.
    Khoa học kỹ thuật nông nghiệp nước ta chưa có câu trả lời cho các câu hỏi của
    công nghệ nông nghiệp của thế kỷ 21, như vấn đề hướng công nghệ sinh học bảo đảm phòng, chống các nguy cơ đối với sức khoẻ của con người và môi trường, vấn đề nông nghiệp hữu cơ với dự báo sẽ chiếm lĩnh thị trường nông sản thế giới, vấn đề ph.ng chống hiện tượng nóng lên của khí quyển, nước biển dâng cao làm ngập các đồng bằng vựa lúa của nước ta, vấn đề nông nghiệp chính xác áp dụng công nghệ định vị, vấn đề nông nghiệp thẳng đứng hay không đất để giải quyết vấn đề thiếu đất và bảo vệ môi trường, vấn đề nông nghiệp có tham gia vào giải quyết năng lượng sinh học không . Các vấn đề biến đổi khí hậu và rủi ro trong nông nghiệp ngày càng tăng,mà chúng ta chưa có các biện pháp bảo vệ nông nghiệp chống thiên tai và rủi ro. Hệ thống bảo hiểm chống thiên tai và rủi romặc dù khó làmnhưng không phải không có cách thực hiện được.
    Về nông dân, nông dân là những người khới xướng Đổi mới nhưng nay lại ít được hưởng lợi của Đổi mới nhất. Nông dân c.n quá nghèo, việc giải quyết giảm nghèo chưa gắn liền với phát triển kinh tế nông thôn nên chưa bền vững, vẫn c.n có thể tái nghèo. Nông dân là bộ phận công dân ít được hưởng phúc lợi x. hội nhất, nhất là về giáo dục, y tế. Những vấn đề x. hội ở nông thôn chưa được giải quyết một cách cơ bản: bảo hiểm thiệt hại do thiên tai và thị trường, bảo hiểm x. hội. Theo kinh nghiệm của các nước, không thể chỉ giải quyết các vấn đề xã hội của nông thôn bằng các biện pháp thị trường. Nông dân thiếu việc làm ở nông thôn phải di cư ra th
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...