Tài liệu Đê cương ôn thi Tốt nghiệp chuẩn - môn địa 2012

Thảo luận trong 'Ôn Thi Tốt Nghiệp' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
    BÀI 2 . VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]I.Vị trí địa lý:
    - Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
    - Hệ toạ độ địa lí:
    + Trên đất liền:

    Điểm cực Bắc 23[SUP]0[/SUP]23'B tại xã Lũng Cú- Đồng Văn- Hà Giang
    Điểm cực Nam: 8[SUP]0[/SUP]34' B tại xã Đất Mũi -Ngọc Hiển- Cà Mau
    Điểm cực Tây: 102[SUP]0[/SUP]09’ĐTại xã Sín Thầu- Mường Nhé- Điện Biên
    Điểm cực Đông: l09[SUP]0[/SUP]24'Đ tại xã Vạn Thạnh- Vạn Ninh- Khánh Hòa
    + Trên Biển Đông: kéo dài tới khoảng 6[SUP]0[/SUP]50' B và kinh độ 101[SUP]0[/SUP]Đ – l17[SUP]0[/SUP]20’Đ).
    - Đại bộ phận nước ta nằm trên múi giờ số 7.
    II. Phạm vi lãnh thổ:
    a. Vùng đất:
    - Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km[SUP]2[/SUP].
    - Biên giới có hơn 4600 km, tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.
    - Đường bờ biển dài 3260 km; có 28 tỉnh, thành giáp biển.
    - Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng).
    b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km[SUP]2 [/SUP]gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
    c. Vùng trời: khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.
    III. Ý nghĩa của vị trí địa lý:
    a. Ý nghĩa về tự nhiên
    - Làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
    - Làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
    - Đa dạng về động – thực vật và có nhiều tài nguyên khoáng sản.
    - Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng
    * Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán
    b. Ý nghĩa về KT, VH, XH và quốc phòng
    - Về kinh tế:
    + Có nhiều thuận lợi để phát triển giao thương với các nước trên thế giới. Là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
    + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế biển (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch )
    - Về văn hóa- xã hội: thuận lợi cho nước ta chung số hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
    - Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    BÀI 6,7. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]I. Đặc điểm chung của địa hình:
    1. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
    + Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước.
    + Đồi núi thấp, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích , núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước.
    2. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
    - Địa hình được trẻ lại do vận động Tân Kiến Tạo và có tính phân bật rõ rệt.
    - Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
    - Địa hình gồm 2 hướng chính:
    + Hướng Tây Bắc – Đông Nam : Dãy núi vùng Tây Bắc, Trường Sơn Bắc.
    + Hướng vòng cung: Các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.
    3. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: lớp vỏ phong hóa dày, hoạt động xâm thực-bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.
    4.Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều: công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch
    II. Các khu vực địa hình:
    A. Khu vực đồi núi:
    1. Địa hình núi chia làm 4 vùng:
    a. Vùng núi Đông Bắc
    + Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía Bắc và phía Đông.
    + Địa hình chủ yếu là núi thấp, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
    + Hướng nghiêng chung Tây Bắc – Đông Nam, cao ở phía Tây Bắc như Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m; giáp đồng bằng là vùng đồi trung du dưới 100 m.
    b. Vùng núi Tây Bắc
    + Nằm giữa sông Hồng và s.Cả, địa hình cao nhất nước ta (dãy Hoàng Liên Sơn-có đỉnh Phanxipang 3143m)
    + Hướng núi chính là Tây Bắc – Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh )
    + Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào, ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (S.Đà, S.Mã, S.Chu )
    c. Vùng núi Trường Sơn Bắc:
    + Từ Nam Sông Cả tới dãy Bạch Mã.
    + Hướng chung Tây Bắc –Đông Nam, gồm các dãy núi so le, song song, hẹp ngang, cao ở 2 đầu, thấp trũng ở giữa. Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế, ở giữa là vùng núi đá vôi ở Quảng Bình, Quảng Trị
    +Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã cũng là ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
    d. Vùng núi Nam Trường Sơn
    + Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan chạy từ nơi tiếp giáp dãy núi Bạch Mã tới bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ, bao gồm khối núi Kon Tum và khối núi Nam Trung Bộ.
    + Hướng nghiêng chung: với những đỉnh cao trên 2000 m nghiêng dần về phía Đông; còn phía Tây là các cao nguyên xếp tầng cao khoảng từ 500-1000 m: Plây-Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh tạo nên sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông-Tây của địa hình Trường Sơn Nam.
    2. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du
    + Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
    + Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100 m, bề mặt phủ ba dan cao khoảng 200 m;
    + Dải đồi trung du rộng nhất ở rìa phía Bắc và phía Tây đồng bằng sông Hồng và thu hẹp lại ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
    B. Khu vực đồng bằng
    1. ĐB châu thổ sông
    a. ĐBSH
    + Đồng bằng phù sa của hệ thống sông Hồng và Thái Bình bồi đắp, được khai phá từ lâu, nay đã biến đổi nhiều.
    + Diện tích: 15.000 km[SUP]2[/SUP].
    + Địa hình: Cao ở rìa Tây, Tây Bắc và thấp dần về phía biển, chia cắt thành nhiều ô nhỏ.
    + Trong đê, không được bồi đắp phù sa hàng năm, gồm các ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm.
    b. ĐBSCL
    + Đồng bằng phù sa được bồi tụ của sông Tiền và sông Hậu, mới được khai thác sau ĐBSH.
    + Diện tích: 40.000 km[SUP]2[/SUP].
    + Địa hình: thấp và khá bằng phẳng.
    + Không có đê, nhưng mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nên vào mùa lũ bị ngập nước, mùa cạn nước triều lấn mạnh vào đồng bằng. Trên bề mặt đồng bằng còn có những vùng trũng lớn như: Đồng Tháp Mười, Tứ Gíac Long Xuyên .
    2. ĐB ven biển
    + Đồng bằng do phù sa biển bồi đắp
    + Diện tích: 15.000 km[SUP]2[/SUP].
    + Địa hình: Hẹp ngang và bị chia cắt thành từng ô nhỏ (Chỉ có đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên tương đối rộng)
    + Phần giáp biển có cồn cát và đầm phá, tiếp theo là đất thấp trũng, trong cùng đã bồi tụ thành đồng bằng. Đất ít phù sa, có nhiều cát.
    IV. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các KV đồi núi và đồng bằng trong phát triển KT-XH
    1.Khu vực đồi núi
    * Thuận lợi
    + Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, VLXD Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.
    + Thuỷ năng: sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa Có tiềm năng thuỷ điện lớn.
    + Rừng: Chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại động thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia Nên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ
    + Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (Đông Nam Bộ , Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc .), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài động thực vật cận nhiệt và ôn đới.
    + Du lịch: Điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái Thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan
    * Hạn chế: Xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muối Khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai.
    2. khu vực đồng bằng
    * Thuận lợi: cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, với nhiều loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao.
    + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản.
    + Thuận lợi cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển các thành phố, khu công nghiệp
    + Phát triển Giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
    * Hạn chế: Bão, Lũ lụt, hạn hán thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    BÀI 8. THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]1. Khái quát về Biển Đông:
    - Biển Đông là một vùng biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km[SUP]2[/SUP].
    - Là biển tương đối kín, được bao bọc bởi các vòng cung đảo
    - Đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
    - Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản.
    2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam.
    a. Khí hậu: Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa nhiều.
    b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển.
    - Địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đảo ven bờ, các đầm phá, cồn cát, vũng vịnh nước sâu và những rạn san hô.
    - Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo
    c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:
    - Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng lớn ở bể Nam Côn Sơn và Cửu Long, cát, quặng titan, ,trữ lượng muối biển lớn, nghề làm muối tập trung ở Nam Trung Bộ.
    - Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng (2.000 loài cá, hơn 100 loài tôm ), các rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
    d. Thiên tai:
    - Bão lớn, sóng lừng, lũ lụt; hàng năm có 9-10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông trong đó, có 3-4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào nước ta.
    - Sạt lở bờ biển, nhất là bờ biển Trung Bộ
    - Hiện tượng cát bay lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung
    Vì vậy, cần có biện pháp sử dụng hợp lý, phòng chống ô nhiễm môi trường biển và phòng chống thiên tai, có chiến lược khai thác tổng hợp kinh tế biển.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...