Chuyên Đề Đề cương ôn thi môn Quản lý phát triển - Trường ĐH Kinh tế quốc dân

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề cương Quản lý phát triển
    Chương I : Tổng quan về QLPT
    I Tổng quan về dự án phát triển
    1. Khái niệm
    Quản lý dự án: ứng dụng các kiến thức, kỹ năng công cụ, kỹ thuật vào các hoạt động của dự án để thỏa mãn các yêu cầu của dự án.
    Quản lý phát triển (quản lý dự án phát triển):
    -Theo nghĩa hẹp là tiến trình tổ chức và sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của dự án phát triển.
    -Theo nghĩa rộng Là quá trình phối hợp một cách liên tục có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản ký lên đối tượng quản lý để sử dụng hiệu quả tiềm năng và cơ hội của sự phát triển nhằm đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài.
    Quản lý các dự án phát triển hiện nay không chỉ đơn thuần tập trung vào yếu tố kỹ thuật của quản lý dự án mà cần nhấn mạnh đến sự tham gia và vai trò ra quyết định của người dân và của các bên liên quan khác, cần có sự phối hợp mang tính đa ngành và liên ngành. Trong cách tiếp cận này, sự tham gia vừa là phương tiện vì nó sử dụng kinh nghiệm, tri thức bản địa và nguồn lực của chính các cộng đồng trong khi xây dựng và triển khai các hoạt động; đồng thời, sự tham gia cũng là mục đích, vì nó phát huy nội lực của các cộng đồng, nhân tố quyết định khả năng quản lý bền vững tài nguyên rừng và nâng cao đời sống của họ.
    * Dự án
    Dự án là một chuỗi các hoạt động nhằm hướng đến đạt được các mục tiêu cụ thể, rõ ràng trong một thời gian nhất định với một nguồn ngân sách được xác định.
    Một dự án cần có:
    - Các bên liên quan được xác định rõ ràng, bao gồm nhóm mục tiêu chính và nhóm hưởng lợi cuối cùng
    - Việc điều phối, quản lý kế hoạch, và tài chính được thiết lập rõ ràng.
    - Hệ thống giám sát và đánh giá để hỗ trợ cho việc quản lý dự án
    - Một nhu cầu thích hợp của tài chính, kinh tế được phân tích để chỉ ra lợi ích của dự án có tính hiệu quả kinh tế. Các dự án phát triển chính là cách xác định và quản lý đầu tư và tiến trình thay đổi.
    Các dự án phát triển có thể rất đa dạng về mục tiêu, quy mô, phạm vi. Các dự án nhỏ có chỉ cần một ít nguồn tài chính và được thực hiện trong vài tháng; trong khi đó các dự án lớn hơn có thể yêu cầu một nguồn tài chính nhiều hơn và thực hiện trong nhiều năm
    * Dự án phát triển
    Giữa dự án, chương trình và chính sách quốc gia có mối quan hệ mật thiết. Thông thường các dự án phát triển ở các địa phương xuất phát từ các chương trình, chính sách quốc gia.
    Các chương trình, chính sách quốc gia là định hướng lớn, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững cấp quốc gia và khu vực. Ví dụ dự án phát triển lâm nghiệp: Ở Việt Nam có thể thấy các chương trình chính sách lớn như: Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, chính sách giao đất giao rừng, phát triển lâm nghiệp cộng đồng, chương trình bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, quản lý đất nương rẫy .
    Để thực hiện các chương trình, chính sách quốc gia, cần có các dự án ở các cấp địa phương như tỉnh, huyện, xã, thôn làng. Thông qua thực hiện các dự án ở các cấp địa phương sẽ là cơ sở cho việc phản hồi chính sách và chia sẻ lợi ích đối với các cộng đồng dân cư tham gia. Trong thực tế, từ các chương trình quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đã hỗ trợ cho Việt Nam thực hiện nhiều chương trình, dự án ở các khu vực, tỉnh, huyện, xã; Ví dụ các dự án phát triển nông thôn, lâm nghiệp xã hội, quản lý bền vững tài nguyên rừng, lâm nghiệp cộng đồng, dịch vụ môi trường rừng, Các dự án này đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành các chương trình, chính sách quốc gia, ưu tiên của các nhà tài trợ quốc tế; và phản hồi cho việc hoàn thiện các luật, chính sách trong quản lý tài nguyên rừng bền vững và phát triển sinh kế cho các cộng đồng dân cư.

    [​IMG]


    Phương châm hành động của dự án phát triển (phân biệt dự án phát triển và dự án đầu tư):
    - Đáp ứng đúng yêu cầu và nguyện vọng của cộng đồng
    - Tuân thủ tiến trình phát triển cộng đồng
    - Trao quyền để quản lý từ cấp thấp nhất
    - Các bên cùng đóng góp
    - Lồng ghép với các chương trình dự án khác
    - Đảm bảo hiệu quả và tính bền vững
    - Thực hiện dân chủ cơ sở
    - Giảm dần sự hỗ trợ
    - Không làm hộ, làm thay mà chỉ hỗ trợ
    - Chú trọng đến các đối tượng yếu thế (phụ nữ, người nghèo, dân tộc thiểu số )
    II. Vai trò và mối quan hệ trách nhiệm của các bên tham gia quản lý phát triển:
    1. Các bên tham gia quản lý phát triển
    - Nhóm đối tượng những người hưởng lợi và chiụ tác động của hoạt động phát triển (chính là những người dân)
    ~Nội dung tham gia


    Tham gia vào quá trình xác định mục tiêu, hoạch định chiến lược, kế hoạch
    Tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện
    Tham gia vào quá trình giám sát
    Vận hành bảo dưỡng

    ~Hình thức tham gia: cá nhân trực tiếp tham gia hoặc thông qua các đại diện của cộng đồng người dân


    Nhóm được pháp luật thừa nhận: chính quyền các cấp
    Nhóm được xã hội thừa nhận: hội phụ nữ
    Nhóm chủ đề: tư vấn cộng đồng
    @ Nhóm chính phủ và các nhà cung ứng: có 2 hình thức


    Đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp và nhà nước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...