Tài liệu Đề cương ôn thi Luật Thương Mại Module 1

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề cương do cá nhân tự làm, 234 trang, cực kỳ đầy đủ về các kiến thức của Luật Thương Mại Module 1 - Bao gồm các câu lý thuyết (có kèm luôn trích dẫn luật để các bạn không phải tìm thêm luật hoặc các văn bản khác mất tgian), các câu so sánh (rất chi tiết và đầy đủ), các câu giải thích, đề xuất, có ví dụ cụ thể để dễ hiểu hơn .


    Khi thi, các bạn ôn nguyên đề cương này là quá đủ, không cần thêm bất cứ tài liệu nào hay giáo trình hoặc mấy tài liệu mua ở Ngõ 91 NCT nữa luôn. Bạn nào thích làm tài liệu mật mang theo cũng được.

    Trong một số câu hỏi, các câu trả lời trong bài còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các bài tập cá nhân, bài tập nhóm hay bài học kỳ.


    Chi có điều, do là tự làm nên một số thuật ngữ có viết tắt, yên tâm là các bạn hiểu cả thôi.


    Trích dẫn một số câu trong Đề cương:


    Câu 7: Phân biệt hộ kd vs DNTN?

    * Chủ thể thành lập:

    - DNTN: 1 cá nhân duy nhất

    - Hộ kd: 1 cá nhân, 1 nhóm ng hoặc 1 hộ gđ

    * Nghĩa vụ đkkd:

    - DNTN: Bắt buộc phải đkkd thì mới đc tiến hành hđ kd

    - Hộ kd: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.

    * Quyền và nghĩa vụ:

    - Chủ DNTN: Có n~ quyền đặc thù như cho thuê, bán DN

    - Chủ hộ: K có n~ quyền trên

    * Phạm vi kd:

    - DNTN: Rộng hơn, đc phép tiến hành hđ xuất, nhập khẩu

    - Hộ kd: 1 địa điểm, k đc quyền kd xuất, nhập khẩu

    * Quy mô:

    - DNTN: Có quyền mở rộng sx, kd theo khả năng và mong muốn, thuê lao động tùy ý, hđ rộng và có con dấu riêng

    - Hộ kd: Kd ở 1 địa điểm, số lượng lao động hạn chế (10 ng), k có con dấu

    * Phân phối lợi nhuận:

    - DNTN: K có chế độ phân chia lợi nhuận, lợi nhuận do 1 mình chủ DNTN hưởng sau khi t/h các nghĩa vụ tài chính vs NN và bên t3

    - Hộ kd: T/hợp 1 nhóm ng hoặc 1 hộ gđ kd thì phải phân chia lợi nhuận cho các mem theo vốn góp hoặc theo thỏa thuận

    * Chế độ chịu trách nhiệm ts: Đều là TNVH nhưng:

    - DNTN: Chủ DNTN tự chịu mọi rủi ro, k đc yêu cầu ai gánh vác hộ

    - Hộ kd: T/hợp 1 nhóm ng hoặc 1 hộ gđ thì các mem phải liên đới chịu tn.



    Câu 1: Khái niệm và đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh?

    1. KN: Cty hợp danh là loại hình cty trong đó các mem cùng nhau tiến hành hđ TM dưới 1 hãng chung và cùng liên đới chịu TNVH về mọi khoản nợ của công ty.

    2. Đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh:

    - Cty hợp danh hay còn gọi là cty góp danh là loại hình đặc trưng của cty đối nhân.

    - Việc thành lập cty trên cơ sở HĐ giữa mems. HĐ thành lập cty nói chung đc lập thành văn bản, tuy nhiên, các bên cũng có thể thỏa thuận miệng, thậm chí k cần tuyên bố rõ, mà chỉ cần có n~ hđ chung thì cty cũng đc coi là đã thành lập. Về nguyên tắc, HĐ thành lập phải đc đký vào danh bạ TM. Tuy nhiên, trong 1 số t/hợp, HĐ k đc đký nhưng đc thông báo rộng rãi thì vẫn có giá trị pháp lý.

    - Một cty hợp danh đc thành lập nếu ít nhất có 2 mems.

    - Các mem thỏa thuận vs nhau cùng liên đới chịu TNVH trong mọi hđ của cty. Điều này thể hiện ở các đặc trưng sau của cty:

    + Mems chịu tn 1 cách trực tiếp cơ bản, vì chủ nợ có quyền đòi bất kỳ ai vs toàn bộ số tiền nợ.

    + Tn này k thể bị giới hạn đối vs bất kỳ mem nào. Nếu họ có thỏa thuận khác, lập tức cty sẽ chuyển sang loại hình cty hợp vốn đơn giản.

    + Trong cty hợp danh k có sự phân biệt rõ ràng giữa ts cty và ts cá nhân. Sự chuyển dịch quyền sh đối vs khối ts chung sang ts riêng rất đơn giản và nói chung khó kiểm soát. Về nguyên tắc, ngay khi 1 mem chưa đc hưởng chút lợi nhuận nào thì vẫn phải chịu tn. Vì vậy, khả năng rủi ro và nguy hiểm đối vs từng mem là rất lớn. Nếu cty thua lỗ, họ rất dễ bị khánh kiệt gia sản.

    - Do tính an toàn pháp lý đối vs công chúng cao nên cty HD chịu ít quy định pháp lý ràng buộc. PL dành quyền rộng rãi cho mems thỏa thuận, qđ ràng buộc duy nhất là tính chịu TNVH.

    - Về tổ chức, cty HD rất đơn giản. Các mem có quyền thỏa thuận trong HĐ về việc tổ chức, điều hành, đại diện của cty. Cty HD đc tổ chức dưới hình thức 1 hãng chung. Hãng này thường mang tên của 1 mem hoặc tất cả mems. Dưới hình thức 1 hãng, cty HD có tư cách thương gia độc lập, mỗi mem vẫn có tư cách thương gia riêng, các mem có thể cùng nhau điều hành và đại diện cho cty hoặc thỏa thuận phân công tn và quyền đại diện cho từng ng. Trong cty HD, việc thay đổi mem là rất khó khăn, chỉ cần 1 mem chết, xin ra khỏi cty là lý do quan trọng để giải thể.

    - Vấn đề góp vốn, luật k qđ vốn tối thiểu, các bên có quyền thỏa thuận các hình thức góp vốn (bằng tiền, hiện vật, các bản quyền ), thậm chí chỉ bằng uy tín kd của cá nhân.

    - Hầu hết PL các nước đều qđ cty HD k có tư cách pháp nhân (do đặc điểm về tn ts).

    * Bonus: Công ty hợp vốn đơn giản:

    - KN: Là loại cty có ít nhất 1 mem chịu TNVH (mem nhận vốn), còn n~ mem khác chỉ chịu TNHH trong số vốn góp vào cty (mem góp vốn).

    - Đặc điểm:

    + Cũng là 1 loại hình cty đối nhân bên cạnh cty HD.

    + Về cơ bản, cty hợp vốn đơn giản giống cty HD. Điểm khác cơ bản là cty HVĐG có 2 loại mem vs n~ thân phận pháp lý khác nhau:

    @ Mem nhận vốn chịu TNVH về mọi khoản nợ của cty, có quyền đại diện cho cty trong các quan hệ đối ngoại

    @ Mem góp vốn chịu TNHH trong phạm vi phần vốn góp vào cty. Mem góp vốn k có quyền đại diện cho cty trong các quan hệ đối ngoại, nếu họ đứng ra thay mặt cty thì sẽ mất quyền chịu TNHH. Mem góp vốn chỉ có quyền trong quan hệ nội bộ của cty, các mem có thể thỏa thuận vs nhau. Tên hãng của cty HVĐG cũng chỉ ghi tên của mem nhận vốn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...