Tiểu Luận Đề cương ôn tập văn hóa việt nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ôn tập đại cương văn hóa Việt Nam
    1-Phân tích sự khác nhau giữa hai loại hình văn hóa gốc và lý giải nguyên nhân :

    [TABLE="width: 876"]
    [TR]
    [TD]Tiêu chí
    [/TD]
    [TD]Văn hóa gốc phương Đông
    [/TD]
    [TD]Văn hóa gốc phương Tây
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Cơ sở hình thành

    [/TD]
    [TD]Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều,sông ngòi chằng chịt , đồng bằng phì nhiêu màu mỡ nông nghiệp trồng trọt phát triển.
    => Văn hóa nông nghiệp trồng trọt
    [/TD]
    [TD]Khí hậu lạnh khô, địa hình chủ yếu là thảo nguyên thích hợp cho chăn nuôi phát triển.
    => Văn hóa chăn nuôi du mục.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đặc điểm
    [/TD]
    [TD]-Sống định cư, không thích di chuyển
    => Trọng tĩnh
    - Tôn thờ sùng bái tự nhiên mong muốn hòa hợp với thiên nhiên.
    - Cuộc sống định cư tạo nên tính cộng đồng cao.
    =>Hình thành lối sống trọng tình,trọng văn trọng phụ nữ.
    -Phương thức sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên nên hình thành kiểu tư duy tổng hợp biện chứng.
    -Do tư duy tổng hợp biện chứng nên hình thành thái độ ứng xử linh hoạt mềm dẻo
    [/TD]
    [TD]-Sống du cư .nên có thói quen thích di chuyển =>trọng động.
    - Tham vọng chinh phục, chế ngự tự nhiên.
    - Yếu tố cá nhân được coi trọng .
    => Hình thành lối sống thích ganh đua, cạnh tranh,ứng xử độc đoán trong giao tiếp.
    - Chăng nuôi du mục hình thành kiểu tư duy phân tích chú trọng vào từng yếu tố.
    - Do kiểu tư duy này nên hình thành lối sống trọng lý, ứng xử theo nguyên tắc.
    => Thói quen tôn trọng pháp luật vì vậy mà hình thành rất sớm ở phương tây.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Sự phân biệt hai loại hình chỉ mang tính tương đối căn cứ vào yếu tố trội.
    2. Điều kiện hình thành văn hóa Việt Nam:
    Điều kiện tự nhiên - Điều kiện lịch sử - xã hội - Chủ thể văn hóa - Thời gian văn hóa - Không gian văn hóa
    I.1. Đặc điểm tự nhiên: + Vị trí và cấu tạo địa lí; - Việt Nam ở trung tâm Đông Nam Á
    + Đặc điểm tự nhiên: - Địa hình đa dạng; - Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều; à xứ sở thực vật.
    - Nhiều sông ngòi à đồng bằng phù sa. Bờ biển chạy dài suốt chiều dài đất nước (hơn 3.000 km).à vùng sông nước à trồng lúa nước.
    à Phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước giữ vị trí chủ đạo,à là đặc trưng gốc chi phối sự hình thành các đặc trưng bản sắc của văn hóa Việt Nam.{Văn hóa Việt Nam = Văn hóa lúa nước}
    I.2. Điều kiện lịch sử - xã hội
    + Đặc điểm lịch sử: - Liên tục bị xâm lược và đấu tranh chống xâm lược à giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa
    + Đặc điểm xã hội: - Thành phần xã hội: nông dân giữ vị trí chủ đạo; - Tổ chức xã hội: làng là đơn vị cộng đồng nền tảng; à văn hóa làng là hạt nhân cơ bản làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
    I.3. Chủ thể văn hóa Việt Nam: Chủ thể văn hóa Việt Nam là những tộc người đã và đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam - đó là một cấu trúc đa tộc người, hiện nay gồm 54 dân tộc. Cấu trúc đa tộc người ở Việt Nam bao gồm:
    1- Các tộc người bản địa:- Có mặt trên lãnh thổ Việt Nam từ thời tiền sử, xuất phát từ nhiều nguồn gốc nhân chủng và ngôn ngữ. à Chủ thể văn hóa Việt Nam là một cấu trúc đa tộc người à đa văn hóa. à Tộc người Việt (người Kinh) đóng vai trò chủ thể; à văn hóa của người Việt giữ vai trò hạt nhân đối với sự hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam.
    I.4. Thời gian văn hóa Việt Nam: Nhân loại bắt đầu sáng tạo ra văn hóa khi nào? - Văn hóa khu vực Đông Nam Á được hình thành cách ngày nay khoảng trên 18.000 năm (thời tiền sử); - Văn hóa Việt Nam được định hình từ khi hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt Nam: nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng.
    I.5. Không gian văn hóa Việt Nam: - Không gian văn hóa gốc: toàn bộ vùng Bắc bộ và bắc Trung bộ hiện nay.
    - Theo tiến trình lịch sử, không gian văn hóa Việt Nam được mở rộng dần về phương Nam, đến vùng đồng bằng sông Cửu Long.
    3. Loại hình văn hóa Việt Nam
    Văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình.
    1-Người Việt thích cuộc sống định cư ổn định, không thích sự di chuyển, đổi thay à gắn bó với quê hương, xứ sở ( An cư lạc nghiệp)
    à Bảo thủ, tự trị, hướng nội: ( Ta về ta tắm ao ta )
    2- Cư dân nông nghiệp Việt Nam rất sùng bái tự nhiên: Cầu mong mưa thuận gió hòa để có cuộc sống no đủ (lạy Trời, ơn Trời ) Có nhiều tín ngưỡng, lễ hội sùng bái tự nhiên
    3- Cuộc sống định cư tạo cho người Việt tính gắn kết cộng đồng cao
    à xem nhẹ vai trò cá nhân: Một cây làm chẳng nên non ; - Xấu đều hơn tốt lỏi; - Thà chết một đống còn hơn sống một người
    4- Lối sống trọng tình nghĩa, ứng xử hiếu hòa, nhân ái, không thích dùng sức mạnh, bạo lực:
    - Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình; - Dĩ hòa vi quí; - Một sự nhịn chín sự lành; - Lời nói chẳng mất tiền mua ; - Yêu nhau chín bỏ làm mười
    5. Tư duy tổng hợp - biện chứng
    à ứng xử mềm dẻo, linh hoạt: - Tùy cơ ứng biến; - Liệu cơm gắp mắm;- Nhập gia tùy tục;- Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; - Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy
    6- Tư duy nông nghiệp nặng về kinh nghiệm, cảm tính: Trăm hay không bằng tay quen - Sống lâu nên lão làng
    à ứng xử tùy tiện, chủ quan: - Trông mặt mà bắt hình dong; - Yêu nên tốt, ghét nên xấu;
    - Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười; - Thương nhau thương cả lối đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng
    à Những đặc điểm nổi bật trên đây của văn hóa truyền thống Việt Nam được thể hiện rõ nét trong tất cả các lĩnh vực:- Văn hóa vật chất - Văn hóa tinh thần - Văn hóa tổ chức xã hội.

    4. Nêu các cơ tầng văn hóa đã góp phần hình thành nền hình thành nền văn hóa truyền thống Việt Nam:
    I. Tầng văn hóa bản địa
    1. Văn hóa Đông Nam Á thời tiền sử:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...