Tài liệu Đề cương ôn tập thi tuyển Công chức ngành bảo hiểm xã hội năm 2011

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề cương ôn tập thi tuyển Công chức ngành bảo hiểm xã hội năm 20111. Môn kiến thức chung
    2. Môn nghiệp vụ chuyên ngành
    3.Mon Tin học



    QLNN

    (theo đề cương BHXHVN 2011)
    ________

    1/ Nhà nước trong hệ thống chính trị VN :
    1.1. Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam :
    - Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp, thực hiện chuyên chính giai cấp và các chức năng quản lý đặc biệt nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, duy trì trật tự trong xã hội và phục vụ những nhu cầu thiết yếu của đời sống cộng đồng.
    - Sự ra đời Nhà nước từ những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, Nhà nước luôn mang bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất giai cấp của Nhà nước có những hình thức biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Đặc điểm của Nhà nước là thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, Nhà nước phân chia theo lãnh thổ; Nhà nước có chủ quyền quốc gia, Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật; Nhà nước quy định thuế và thực hiện việc thu các loại thuế
    - Kiểu Nhà nước là tổng thể những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của Nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của Nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của Nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
    - Trong lịch sử xã hội, tương ứng với các hình thái kinh tế - xã hội: Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa có bốn kiểu Nhà nước: Kiểu Nhà nước chủ nô, kiểu Nhà nước phong kiến, kiểu Nhà nước tư sản, kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
    - Hình thức Nhà nước là hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Hình thức chính thể, có hai dạng.Chính thể quân chủ: Quyền lực Nhà nước tập trung trong tay một người (hoặc một nhóm người) đứng đầu và được chuyển giao theo nguyên tắc kế thừa, truyền ngôi.Chính thể cộng hoà: Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định. (Cộng hoà dân chủ (XHCN) và cộng hoà quý tộc). Hình thức cấu trúc Nhà nước có hai dạng. Nhà nước đơn nhất: Là Nhà nước thống nhất, có chủ quyền chung, trong đó nước được chia thành nhiều đơn vị hành chính, có hệ thống cơ quan quyền lực và cơ quan quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Kiểu Nhà nước liên bang: là Nhà nước có từ hai hay nhiều thành viên hợp lại: Mỹ, Liên Xô .



    Như vậy, Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp. Trong một Nhà nước, giai cấp nào thống trị, giai cấp nào bị trị. Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp nào thì mang bản chất của giai cấp đó. Không có một Nhà nước nào đứng ngoài giai cấp, đứng trên giai cấp, không có Nhà nước phi giai cấp. Nhà nước bao giờ cũng là công cụ thống trị của một giai cấp và nhằm bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định.
    - Sự thống trị đó được thể hiện chủ yếu bằng pháp luật. Bản chất giai cấp của Nhà nước thể hiện rõ nhất, tập trung nhất trong hệ thống pháp luật do giai cấp thống trị xây dựng nên. Luật pháp là vũ khí của một giai cấp thống trị, dùng để trừng trị giai cấp chống lại mình.



    Bản chất giai cấp của Nhà nước CHXHCNVN:
    Nhà nước Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, do giai cấp công nhân lãnh đạo.
    Nội dung bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước được thể hiện như sau:
    - Một là, nền tảng tư tưởng của Nhà nước là Học thuyết Mác - Lênin về Nhà nước chuyên chính vô sản, áp dụng vào điều kiện, đặc điểm nước ta với hình thức và cơ chế vận hành thích hợp. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng lý luận để xây dựng mô hình Nhà nước đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động.
    - Hai là, Nhà nước luôn đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc bảo đảm bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước.
    - Ba là, Nhà nước ta được tổ chức, hoạt động và vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
    - Bốn là, cơ sở xã hội của Nhà nước là khối đại đoàn kết dân tộc, mà nòng cốt là khối liên minh công- nông- trí.
    - Năm là, quyền lực Nhà nước là thống nhất, nhưng trong tổ chức, hoạt động có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
    - Sáu là, Nhà nước điều hành, quản lý xã hội bằng pháp luật, mà pháp luật đó thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng lao động.


    1.2. Quan hệ giữa NN và các tổ chức trong HTCT :
    y n ( =&= ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
    a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên;
    b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên.
    2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
    a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
    b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
    3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này tuỳ thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
    Điều 24. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
    1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.
    2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
    Điều 25. Mức hưởng chế độ ốm đau
    1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...