Tài liệu Đề cương ôn tập sử 12 THPT QUẾ PHONG

Thảo luận trong 'Ôn Thi Tốt Nghiệp' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH TẾH GIỚI THỨ NHẤT.
    1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
    a. Hoàn cảnh :
    - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận phân chia lại thế giới, hình thành hệ thống Versailles - Washington.
    - Hậu quả chiến tranh làm các cường quốc tư bản châu Âu gặp khó khăn, cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Nga Xô viết được thanh lập, Quốc tế cộng sản ra đời.
    - Tình hình trên tác động mạnh đến Việt Nam.
    b. Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của Pháp: Ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần hai, từ 1929 - 1933.
    - Kinh tế: Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 – 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.
    + Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, chủ yếu mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh )
    + Công nghiệp: mở mang các ngành dệt, muối, xay xát ., đặc biệt là khai thác mỏ (than )
    + Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.
    + Giao thông vận tải: Phát triển, đô thị mở rộng.
    + Ngân hàng Đông Dương: Nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.
    + Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.
    2. Chính sách chính trị ,văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp
    a. Chính trị: Pháp tăng cường chính sách cai trị và khai thác thuộc địa. Bộ máy đàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù hoạt động ráo riết. Ngoài ra còn cải cách chính trị - hành chính: đưa thêm người Việt vào làm các công sở .
    b. Văn hoá giáo dục:
    - Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng. Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, ưu tiên xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương “Pháp - Việt đề huề”.
    - Các trào lưu tư tưởng, khoa học-kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật phương Tây vào Việt Nam, tạo ra sự chuyển mới về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác. Các yếu tố văn hoá truyền thống, văn hoá mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.
    Cau2:
    3. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ai Quốc
    Nguyễn Tất Thành xuất thân trong một gia đình Nho giáo yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tình Nghệ An. Là một thanh niên sớm có lòng yêu nước, nhận thấy những hạn chế trong chủ trương cứu nước của các vị tiền bối, nên ông quyết định ra đi tìm đường cứu nước (1911). Sau 8 năm bôn ba khắp thế giới, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
    - 18/6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ai Quốc gửi tới hội nghị Versailles “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi chính phủ Pháp và các nước Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của nhân dân An Nam.
    - Tháng 07/1920 Nguyễn Ai Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
    - 25/12/1920, tham dự Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tours, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
    Về tư tưởng, Nguyễn Ai Quốc đã từ chủ nghĩa dân tộc đến với chủ nghĩa cộng sản, từ chiến sĩ chống chủ nghĩa thực dân thành chiến sĩ quốc tế vô sản, là người mở đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
    - 1921, Người lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, ra báo “Người cùng khổ ” là cơ quan ngôn luận của Hội. Người còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân , đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
    - 6/1923: Người đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923) và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924)
    - 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
    - Tháng 6/1925: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức av2 lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp.
    Cau3:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...