Tài liệu Đề cương ôn tập môn pháp luật quyền trẻ em (đại học Luật Hà Nội)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề cương do mình tự xây dựng dưới dạng bảng dựa trên bài giảng của các thầy cô trên lớp rất ngắn gọn dễ hiểu, dễ nghiên cứu, hữu ích cho việc học và thi môn pháp luật quyền trẻ em.


    Đề cương bao gồm 6 vấn đề lý thuyết:


    Vấn đề 1. Lí luận chung về quyền trẻ em và pháp luật về quyền trẻ em

    1.1. Khái niệm quyền trẻ em

    1.1.1. Quyền con người của trẻ em

    1.1.2. Quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em

    1.1.3. Mối quan hệ giữa quyền trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em với quyền của chủ thể khác trong xã hội

    1.2. Pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam

    1.2.1. Pháp luật về quyền trẻ em thời kì phong kiến

    1.2.2. Pháp luật về quyền trẻ em thời kì Pháp thuộc

    1.2.3. Pháp luật về quyền trẻ em từ Cách mạng tháng Tám đến nay

    1.3. Nguyên tắc bảo vệ quyền trẻ em

    1.3.1. Không phân biệt đối xử

    1.3.2. Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu

    1.3.3. Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật

    1.4. Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em

    1.4.1. Công ước quốc tế về quyền trẻ em

    1.4.2. Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lí liên quan đến bảo vệ và phúc lợi trẻ em; Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong vấn đề nuôi con nuôi

    Vấn đề 2. Các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em

    2.1. Khái niệm quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em

    2.1.1. Định nghĩa

    2.1.2. Đối tượng trẻ em được hưởng quyền và thực hiện bổn phận

    2.2. Các quyền cơ bản của trẻ em

    2.2.1. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

    2.2.2. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

    2.2.3. Quyền sống chung với cha mẹ

    2.2.4. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự

    2.2.5. Quyền được chăm sóc sức khoẻ

    2.2.6. Quyền được học tập

    2.2.7. Quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch

    2.2.8. Quyền được phát triển năng khiếu

    2.2.9. Quyền được có tài sản

    2.2.10. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội

    2.3. Các bổn phận của trẻ em

    2.3.1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ; kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo, với người lớn; thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, khuyết tật, tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình

    2.3.2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường

    2.3.3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình những việc vừa sức

    2.3.4. Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

    2.3.5. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

    2.4. Những việc trẻ em không được làm

    2.4.1. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang

    2.4.2. Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng

    2.4.3. Đánh bạc; sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, ma tuý )

    2.4.4. Trao đổi, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh

    Vấn đề 3. Trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ quyền trẻ em

    3.1. Khái niệm

    3.1.1. Định nghĩa

    3.1.2. Trách nhiệm của các thành viên gia đình trong việc bảo vệ quyền trẻ em

    3.2. Trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện các quyền của trẻ em

    3.2.1. Trách nhiệm khai sinh

    3.2.2. Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng

    3.2.3. Trách nhiệm đảm bảo cho trẻ em sống chung với cha mẹ

    3.2.4. Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự

    3.2.5. Trách nhiệm bảo vệ sức khoẻ

    3.2.6. Trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập

    3.2.7. Trách nhiệm bảo đảm quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch

    3.2.8. Trách nhiệm bảo đảm quyền được phát triển năng khiếu

    3.2.9. Trách nhiệm bảo đảm quyền dân sự

    3.2.10. Trách nhiệm bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội

    Vấn đề 4. Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền trẻ em

    4.1. Trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền trẻ em

    4.1.1. Trách nhiệm của Nhà nước

    4.1.2. Trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác trong việc bảo vệ quyền trẻ em

    4.2. Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan và tổ chức trong việc bảo vệ một số quyền cơ bản, cụ thể của trẻ em

    4.2.1. Trách nhiệm bảo đảm quyền khai sinh của trẻ em.

    4.2.2. Trách nhiệm bảo đảm quyền được sống chung với cha mẹ của trẻ em

    4.2.3. Trách nhiệm bảo đảm quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của trẻ em

    4.2.4. Trách nhiệm bảo đảm quyền được chăm sóc sức khoẻ của trẻ em

    4.2.5. Trách nhiệm bảo đảm quyền học tập của trẻ em.

    4.2.6. Trách nhiệm bảo đảm quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch của trẻ em

    4.2.7. Trách nhiệm bảo đảm quyền phát triển năng khiếu của trẻ em

    4.2.8. Trách nhiệm bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia các hoạt động xã hội của trẻ em

    Vấn đề 5. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

    5.1. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

    5.1.1. Khái quát chung về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

    5.1.2. Phân loại nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

    5.1.3. Ý nghĩa của việc phân loại nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

    5.2. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

    5.2.1. Nguyên tắc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

    5.2.2. Chính sách và hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

    5.2.3. Thành lập và hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

    5.2.4. Biện pháp trợ giúp đối với từng nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

    Vấn đề 6. Xử lí vi phạm về bảo vệ quyền trẻ em

    6.1. Các hành vi vi phạm quyền trẻ em

    6.1.1. Cha, mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ

    6.1.2. Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi

    6.1.3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ

    6.1.4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em

    6.1.5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em

    6.1.6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua, bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha, mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác

    6.1.7. Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động

    6.1.8. Cản trở việc học tập của trẻ em

    6.1.9. Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật

    6.1.10. Đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em

    6.1.11. Sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em

    6.2. Pháp luật hiện hành về xử lí vi phạm trong việc bảo vệ quyền trẻ em

    6.2.1. Luật hành chính

    6.2.2. Luật hình sự

    6.2.3. Luật hôn nhân và gia đình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...