Tiểu Luận đề cương ôn tập môn luật thương mại module 1 - chính xác và đầy đủ nhất

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG NHÂN VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
    1. THƯƠNG NHÂN
    - Khái niệm: Theo khoản 1 Điều 6 LTM 2005 thì: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”.
    - Từ khái niệm đã nêu trên đây có thể thấy thương nhận có các đặc điểm pháp lý sau:
    + thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại: thực hiện hành vi thương mại là một đặc điểm không thể tách rời thương nhân.
    + thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại thường xuyên, mang tính nghề nghiệp. Ví dụ người chèo đò qua sông trong mùa nước lũ không phải là hoạt động kinh doanh thường xuyên mà có tính nhất thời nên không phải là thương nhân.
    + thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của chính bản thân mình. Ví dụ một chi nhánh của một công ty thực hiện các hoạt động thương mại phụ thuộc vào công ty chính thì không phải là thương nhân.
    + thương nhân phải có đăng ký kinh doanh (quy định cụ thể tại NĐ 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp).
    - phân loại thương nhân;
    · Căn cứ theo chủ thể thì thương nhân được phân thành 3 loại:
    - Thương nhân là cá nhân:
    + là con người cụ thể hoặc doanh nghiệp tư nhân
    + có năng lực pháp luật và năng lực hành vi (đủ 18 tuổi trở lên, ko bị câm kinh doanh). Có đủ các dấu hiệu của thương nhân; tiến hành đăng kí kinh doanh: cá nhân đăng kí kinh doanh tại cấp huyện, doanh nghiệp tư nhân đăng kí tại cấp tỉnh
    + trách nhiệm pháp lý: thương nhân chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại
    - Thương nhân la pháp nhân:
    + là pháp nhân khi có đủ các điều kiện theo quy đinh tại điều 84 bộ luật dân sự
    + có đủ các dấu hiệu thương nhân.
    + trách nhiệm pháp lý: trách nhiệm hữu hạn vi vốn, tài sản thuộc pháp nhân.
    - Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình
    + tổ hợp tác hoàn thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác của 3 cá nhân trở lên, có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn, cùng đóng góp tài sản, công sức
    + hộ gia đình gồm nhiều thành viên cùng đóng góp công sức để hoạt động sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiêm dân sự bằng tài sản chung của họ
    + tổ trưởng (do uy viên bầu) hay chủ hộ (do cha mẹ, một thành viên đã là thanh niên) là đại diện có thể ủy quyền.
    · Căn cứ theo hình thức pháp lý, thương nhân theo pháp luật VN bao gồm:
    + Hộ kinh doanh ( quy định chi tiết tại NDD43/2010)
    + Hợp tác xã (quy định chi tiết tại Luật hợp tác xã 2003)
    + Doanh nghiệp tư nhân
    + Công ty. Bao gồm: Công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phẩn (Theo Luật Doanh nghiệp 2005).
    ð Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành về các hình thức pháp lý của thương nhân thì không có chủ thể thương mại nào đăng kí kinh doanh dưới hình thức một cá nhân kinh doanh mà họ chỉ có thể lựa chọn một trong 3 hình thức là hộ kinh doanh, hợp tác xã hoặc công ty TNHH một thành viên.
    Tóm lại, chủ thể kinh doanh bao gồm: các nhân hoạt động thương mại và thương nhân. => không đồng nhất thương nhân với chủ thể kinh doanh. Khẳng định mọi thương nhân là chủ thể kinh doanh là khẳng định Sai.
    · Căn cứ theo tư cách pháp lý thì thương nhân được chia thành
    + Thương nhân có tư cách pháp nhân bao gồm hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. => đối với cá nhân đăng kí kinh doanh với tư cách là hộ gia đình thì khi cá nhân chết, hộ gia đình với tư cách là một chủ thể kinh doanh ko còn nữa.
    + Thương nhân không có tư cách pháp nhân bao gồm: HTX, CTHD, CTCP, CTTNHH. => một công ty có tư cách pháp nhân, khi chủ sở hữu đứng đầu chết thì công ty vẫn còn.
    ð Như vậy, có phải là pháp nhân hay không không phải là cơ sở để đánh giá khả năng tài chính của chủ thể kinh doanh.
    ð Phân biệt thương nhân và pháp nhân:
    Theo điều 84 Bộ Luật dân sự 2005 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện:
    Được thành lập hợp pháp
    Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
    Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
    Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
    Theo quy định của pháp luạt VN thì những thương nhân là pháp nhân bao gồm: CTHD, CTTNHH, CTCP, HTX. Như vậy, có những thương nhân là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân nhưng cũng có thương nhân không phải là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Thêm nữa, pháp nhân không có chức năng kinh doanh, không đăng kí kinh doanh thì không thể là thương nhân được.
    Cụ thể:
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Thương nhân (điều 6 luật thương mại)
    [/TD]
    [TD]Pháp nhân (điều 84 luật dân sự)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chủ thể: tổ thức kinh tế, cá nhân
    [/TD]
    [TD]Chỉ là tổ chức
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phạm vi hoạt động: hoạt động thương mại
    [/TD]
    [TD]Nhiều lĩnh vực khác nhau: chính trị, xã hội, quốc tế
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tài sản: có thể độc lập (vd: doanh nghiệp tư nhân)
    [/TD]
    [TD]Tài sản độc lập
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tư cách: không phải lúc nào cũng có tư cách pháp nhân VN: doanh nghiệp tư nhân
    [/TD]
    [TD]Luôn có tư cách pháp nhân
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    CÂU HỎI: phân biệt các khái niệm thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh.
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Thương nhân
    [/TD]
    [TD]Doanh nghiệp
    [/TD]
    [TD]Chủ thể kinh doanh
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Cơ sở pháp lý: khoản 1 điều 6 luật thương mại:
    “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”

    [/TD]
    [TD]Khoản 1 điều 4 luật doanh nghiệp:
    “doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tải sản, có trun sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
    [/TD]
    [TD]Khái niệm “chủ thể kinh doanh” không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật nhưng là khái niệm rộng hơn khái niệm thương nhân. Vì thương nhân là những chủ thể tiến hành kinh doanh nhưng có đăng kí kinh doanh, tuy nhiên vẫn có những chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên nhưng không có đăng kí kinh doanh được quy định tại NĐ 39/2007/NĐ-CP như những người bán hàng rong, quà vặt, có thu nhập

    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chủ thể:
    - Cá nhân
    - Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp
    - Tổ chức HTX, hộ gia đình
    [/TD]
    [TD]Tổ chức kinh tế
    [/TD]
    [TD]Tất cả những người thực hiện hoạt động kinh doanh không kể có mang tính chất nghề nghiệp hay không, không kể có mang lại nguồn thu nhập chính hay không, không kể có mang tính chất thương xuyên,liên tục hay ko
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Khái niệm: bao gồm tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp, cá nhân thực hiện hành vi thương mại độc lập, thương xuyên và có đăng kí kinh doanh
    [/TD]
    [TD]Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh
    [/TD]
    [TD]Bao gồm các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại nhất định
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hành vi: thực hiện hành vi thương mại: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư
    [/TD]
    [TD]Thực hiện hành vi thương mại
    [/TD]
    [TD]Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán, tạo lợi nhuận
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    ð Như vậy, mọi thương nhân đều là chủ thể kinh doanh, nhưng không phải mọi chủ thể kinh doanh đều là thương nhân.
    ð Như vậy, mọi doanh nghiệp đều là thương nhân vì đều có đăng kí kinh doanh. Một số loại thương nhân không phải là doanh nghiệp: hộ kinh doanh, hợp tác xã.
    · Căn cứ theo chế độ tài sản đối với chủ đầu tư bao gồm:
    + Thương nhân có chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn bao gồm: hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh (chỉ đối với thành viên hợp danh)
    + Thương nhân có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn.
    2. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
    - khái niệm: khoản 1 điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác”.
    - đặc điểm của hoạt động thương mại:
    + hoạt động thương mại là hoạt động sinh lời với mục đích có lãi hơn so với chi phí bỏ ra ban đầu (không kể trên thực tế có sinh lời hay không). Hoạt động này phải được thực hiện trên thị trường: nơi mà thương nhân tiến hành các hoạt động thương mại một cách chuyên nghiệp.
    + Hoạt động thương mại phải là hoạt động mang tính chất nghề nghiệp; tức là hoạt động thường xuyên lặp đi lặp lại, mang lại nguồn thu nhập chính (phân biệt với những hoạt động mang lại nguồn thu nhập tức thời).
    + hoạt động thương mại phải do thương nhân thực hiện.
    - phân loại hoạt động thương mại
    + căn cứ vào tính chất hành vi và chủ thể thực hiện hành vi thì hoạt động thương mại được chia làm 3 loại là
    Thứ nhất: hành vi thương mại thuần túy: là những hành vi có tính chất thương mại vì bản chất của nó thuộc về công việc buôn bán hoặc vì hình thức của nó được pháp luật coi là tiêu biểu cho hành vi thương mại. Hành vi thương mại thuần túy mang bản chất thương mại, chủ thể thực hiện là thương nhân. Ví dụ: mua bán hàng hóa để kiếm lời là những hành vi thương mại thuần túy và bản chất của nó mang tính chất thương mại
    Thứ 2: hành vi thương mại phụ thuộc: là hành vi có bản chất dân sự nhưng do thương nhân thực hiện theo nhu cầu nghề nghiệp hay nhân lúc hành nghề và do đó được coi là hành vi thương mại. Ví dụ: thương nhân mua phương tiện, trang thiết bị văn phòng để phục vụ cho các công việc kinh doanh của mình.
    Thứ 3: hành vi thương mại hỗn hợp: là hành vi thương mại đối với chủ thể này nhưng lại là hành vi dân sự đối với chủ thể kia. Ví dụ quan hệ mua bán giữa thương nhân A với cá nhân B(không có tư cách pháp nhân) đối với A là hành vi thương mại nhưng đối với B lại là hành vi dân sự. ví dụ người đi mua hàng ở siêu thị về dùng
    CÂU HỎI: khi nào một hành vi dân sự trở thành một hành vi thương mại?
    - hành vi đó phải do thương nhân thực hiện
    - do thương nhân thực hiện nhân dịp hành nghề hoặc do nhu cầu nghề nghiệp
    + căn cứ vào lĩnh vực phát sinh và đối tượng của hành vi thương mại thì hành vi thương mại bao gồm: thương mại hàng hóa (bao gồm: mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa) và thương mại dịch vụ (bao gồm dịch vụ ko liên quan đến mua bán hàng hóa và dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa), ngoài ra còn có thương mại trong lĩnh vực đầu tư, thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

    NỘI DUNG 2: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN, HỘ KINH DOANH VÀ CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY KHÁC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...