Báo Cáo Đề cương ôn tập Môn Đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tài liệu ôn tập gồm 11 câu được biên soạn dễ hiểu, có trọng tâm. Giúp hệ thống và nắm chắc kiến thức một cách nhanh chóng.

    Câu 1:
    Sự chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

    Sau cách mạng tháng Mười Nga (1917), phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ. Tháng 7/ 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Tại đây, Người đã tìm được lời giải đáp của con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam. Tháng 12/ 1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và biểu quyết sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Như vậy Người đã trở thành chiến sĩ Cộng sản đầu tiên của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam.
    Nguyễn Ái Quốc tích cực xúc tiến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Về mặt tư tưởng, và chính trị: Người đã viết bài đăng các báo: “Người cùng khổ”, báo “Nhân đạo”, “Đời sống công nhân”, báo “Thanh niên” (cơ quan ngôn luận của Việt Nam Cách mạng đồng chí hội) Đặc biệt là việc xuất bản hai tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường kách mệnh”. Qua nội dung các tác phẩm đó, Người đều tập trung lên án chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân nói chung, và chủ nghĩa thực dân Pháp. Người đã vạch trần bản chất xâm lược, phản động, bóc lột, đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Đặc biệt, Người đã trình bày các quan điểm lý luận về cách mạng thuộc địa một cách đúng đắn, sáng tạo và tương đối hoàn chỉnh.
    Theo đó, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản. Đường lối chiến lược cách mạng ở các nước thuộc địa là làm cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Song, trước hết phải giải phóng dân tộc, phải đánh đuổi bọn đế quốc, giành lấy độc lập, tự do. Cách mạng muốn thắng lợi trước hết phải có Đảng lãnh đạo. Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa Lênin làm nòng cốt. Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới. Phương pháp cách mạng là phải giác ngộ được quần chúng, làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng.
    Sự chuẩn bị về mặt tư tưởng – chính trị của Nguyễn Ái Quốc rất quan trọng, góp phần làm nên sự chuẩn bị về mặt tổ chức. Sự chuẩn bị về mặt tổ chức quan trọng hơn, vì nó chuẩn bị cho lực lượng cách mạng trực tiếp tham gia các cuộc khởi nghĩa và cách mạng toàn dân. Tháng 6-1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã thành lập “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”. Từ năm 1925 đến năm 1927, Hội đã mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo một số thanh niên Việt Nam thành những cán bộ cách mạng. Hội thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào nhà máy, đồn điền để rèn luyện lập trường quan điểm giai cấp công nhân, truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin. Nguyễn Ái Quốc còn trực tiếp lựa chọn những thanh niên Việt Nam ưu tú cử đi học trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Lục Quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm tào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
    Như vậy, trong quá trình chuẩn bị về mặt tổ chức, hệ thống quan điểm và lý luận về con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc cũng được truyền bá vào Việt Nam, trở thành tư tưởng cách mạng hướng đạo của phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Ở Việt Nam, ba tổ chức Cộng sản đã lần lượt ra đời: Đông Dương Cộng sảnđảng (06/1929), An Nam Cộng sản đảng (08/1929) và Đông Dương Cộng sản liênđoàn (09/1929). Tuy nhiên, trên thực tế, các Đảng Cộng sản này lại hoạt động phân tán, chia rẽ lẫn nhau. Yêu cầu cấp bách lúc này là phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất.
    Từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua các văn kiện: “Chánh cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Chương trình tóm tắt”. Các văn kiện này của Đảng đã được hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Như vậy, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc - Người chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 mang ý nghĩa quan trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của Đảng đã chấm dứt thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước hơn hai phần ba thế kỷ, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược. Mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam.
    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thể hiện sự vận động đúng quy luật của chân lý độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa Xã hội, là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Như vậy, nó mở ra con đường giải phóng dân tộc và phương hướng phát triển của Cách mạng Việt Nam một cách đúng đắn. Là sự khẳng định, giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
    Từ đây, Cách mạng Việt Nam trở thành một phần của cách mạng thế giới. Tranh thủ được sự ủng hộ của cách mạng thế giới. Thực tiễn đã chứng minh, những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam đã góp phần tích cực, cổ vũ cho các phong trào vì hòa bình, độc lập, tiến bộ trên thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...